Nội dung bài viết
Bệnh chuyên khoa đái tháo đường là một bệnh phổ biến nhất trong số bệnh về rối loạn chuyển hoá, bệnh gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và mọi trình độ văn hoá khác nhau.
Bệnh gặp nhiều ở các nước phát triển, nơi quá trình đô thị hoá đang làm thay đổi tập quán ăn uống, giảm hoạt động thể lực.
Bệnh làm giảm tuổi thọ, giảm sức lao động, thường gây biến chứng cấp tính và mạn tính, gây tử vong hoặc tàn tật. Do vậy việc phát hiện sớm để đề phòng biến chứng là rất quan trọng.
Nguyên nhân gây đái tháo đường
– Nguyên nhân ngoài tuỵ: Cường thuỳ trước tuyến yên, cường vỏ thượng thận, cường giáp trạng rất hiếm gây tiểu đường.
– Tiểu đường do tuỵ: Do sỏi tuỵ, ung thư tuỵ, viêm tuỵ, yếu tố di truyền.
– Các yếu tố nguy cơ khác: Tăng cân, béo phì, ít hoạt động thể lực, chế độ ăn không hợp lý, huyết áp cao, phụ nữ sinh con nặng > 4kg hoặc có tiền sử tiểu đường ở thời kỳ có thai, gia đình có người bị tiểu đường …
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
Theo hội tiểu đường Mỹ:
– Glucose máu lúc đói: > 7,0 mmol/lít, kết quả của 2 lần liên tiếp (bình thường: 3,9- 6, 4 mmol/lít).
– Hoặc glucose bất kỳ: > 11,1 mmol/lít (200mg/dl), có thể kết hợp với các triệu chứng lâm sàng như: Tiểu nhiều, khát, sút cân.
– Glucose máu sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết > 11,1 mmol/lít (200mg/dl)
Phân loại đái tháo đường
– Đái tháo đường typ 1.
– Đái tháo đường typ 2.
– Đái tháo đường thứ phát sau:
+ Bệnh nội tiết: U tuyến yên tăng tiết GH (bệnh to đầu chi), cường giáp, hội chứng Cushing.
+ Do sỏi tuỵ, sau cắt tuỵ.
+ Bệnh gan: Xơ gan.
+ DECH: Bệnh hemochromatose, bệnh wilson.
– Đái tháo đường thai nghén
Điều trị đái tháo đường
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường: Tuỳ theo loại đái tháo đường mà dùng Insulin hoặc viên hạ đường huyết.
Insulin: có loại nhanh (tác dụng cao nhất sau 2 giờ và hết tác dụng sau 8 giờ) và loại chậm (tác dụng cao nhất sau 5- 6 giờ và hết tác dụng sau 12- 16 giờ). Liều lượng Insulin được dùng phụ thuộc vào con số của đường niệu và đường máu, do thầy thuốc chỉ định.
Insulin tiêm dưới da, bằng một bơm tiêm riêng, có chia từng độ nhỏ.
Các viên hạ đường máu: Có nhiều loại:
– Loại Sunfamid hạ đường máu thế hệ 1 như Tolbutamid, Chlorpropamid.
– Loại Sunfamid hạ đường máu thế hệ 2 như daonil, diamicron. Loại biguanid
Chế độ nghỉ ngơi và ăn uống
– Nghỉ ngơi hoàn toàn trong giai đoạn cấp. Giai đoạn ổn định, làm việc bình thường, tránh lao động quá sức.
– Ăn: Hạn chế chất Glucid nhưng vẫn phải đảm bảo số calo cần thiết cho mỗi ngày (2000 calo). Điều chỉnh lượng thức ăn theo kết quả xét nghiệm sinh hóa cho thích hợp. Ăn tăng Protid thực vật và nhiều Vitamin