Bệnh hen phế quản (hen suyễn) nếu như không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, vậy có những loại thuốc nào điều trị bệnh hen phế quản?
- Người bị bệnh hen suyễn nên ăn gì và kiêng gì?
- Bệnh hen suyễn có thể chữa khỏi dứt điểm được không?
- Các biện pháp chẩn đoán bệnh hen suyễn và cách điều trị
Các loại thuốc điều trị bệnh hen phế quản hiện nay
Những biến chứng thường gặp do bệnh hen phế quản gây ra
Bệnh chuyên khoa hen phế quản, hay còn gọi là bệnh hen suyễn, nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc, các hoạt động giải trí
- Bị ốm vì cơn hen cấp dẫn đến phải xin nghỉ.
- Hẹp phế quản vĩnh viễn không hồi phục (tái cấu trúc đường thở) ảnh hưởng đến khả năng hít thở của người bệnh.
- Phải nhập viện cấp cứu khi cơn hen quá nặng.
- Phải chịu những tác dụng phụ của một số loại thuốc do sử dụng kéo dài để ổn định bệnh hen nặng.
Các bác sĩ cho biết, việc điều trị bệnh hen phế quản với phương pháp phù hợp giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân trong việc phòng ngừa những biến chứng do bệnh gây ra.
Các loại thuốc điều trị bệnh hen phế quản hiện nay.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc điều trị bệnh hen phế quản nhằm mục tiêu cắt cơn hen, dự phòng các cơn hen. Khi điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý là luôn luôn mang theo thuốc bên người trong mọi hoàn cảnh. Khi bệnh đã được kiểm soát ổn định thì người bệnh vẫn phải đi khám định kỳ 6 tháng đến 1 năm ở chuyên khoa hô hấp để bác sĩ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh lại thuốc và liều dùng phù hợp nhằm chủ động kiểm soát cơn khó thở.
Phương pháp điều trị bệnh hen suyễn: Còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, triệu chứng, yếu tố kích thích cơn hen, các yếu tố giúp kiểm soát bệnh.
Theo các chuyên gia, thuốc kiểm soát cơn hen phế quản dài hạn thường được dùng hàng ngày để nhằm giảm tình trạng viêm đường hô hấp, nguyên nhân gây ra triệu chứng.
Một số loại thuốc điều trị hen phế quản dài hạn bao gồm các loại thuốc sau:
- Corticosteroid hít
- Thuốc điều biến leukotriene ( Leukotriene modifier )
- Thuốc kích thích beta tác dụng dài.
- Thuốc đường hít kết hợp.
Bên cạnh các loại thuốc trên, thuốc cắt cơn (giãn phế quản) đường hít có tác dụng nhanh chóng được bác sĩ chỉ định dùng để cải thiện các triệu chứng hen suyễn nhanh chóng trong thời gian ngắn. Các thuốc này được dùng trước khi vận động nếu bệnh nhân có chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm:
- Corticosteroid uống hay tiêm mạch.
- Thuốc kích thích beta tác dụng ngắn.
- Ipratropium (Atrovent).
Bệnh nhân bị hen phế quản
Đối với trường hợp hen suyễn khởi phát do yếu tố gây dị ứng thì việc theo dõi và điều trị dị ứng có thể giúp ích được cho bệnh nhân, phương thức điều trị trong trường hợp này gồm:
- Chích giải mẫn cảm (liệu pháp miễn dịch).
- Omalizumab (Xolair)
- Điều trị dị ứng thông thường.
Trường hợp bệnh nhân bị hen suyễn nặng không cải thiện được bằng corticosteroid hít hoặc các thuốc điều trị hen tác dụng dài khác thì có thể áp dụng phương pháp nhiệt đông phế quản. Phương pháp này hiện nay không được sử dụng rộng rãi và không phải ai cũng có thể áp dụng. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thông thường, cần tái khám trong ba lần để đốt phế quản bằng điện cực giúp giảm số lượng cơ trơn ở đường thở. Phương pháp này giúp đường thở không bị siết chặt, khiến cho việc thở dễ hơn và có thể giảm số cơn hen cấp.
Nguồn: Benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp.