Nội dung bài viết
Bệnh thủy đậu là bệnh thường gặp và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng ở trẻ em. Chúng ta cần phải có những hiểu biết đầy đủ về bệnh này để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
- Hỏi đáp các vấn đề liên quan đến bệnh thủy đậu
- Hỏi đáp bệnh học – Bệnh thủy đậu đối với phụ nữ mang thai
- Tổng hợp các bệnh lý về da và các triệu chứng thường gặp
Bệnh thủy đậu và những điều cần biết
Mặc dù nhiều người trong chúng ta từng bị bệnh lúc nhỏ và hầu như chỉ bị thủy đậu một lần trong đời vì sau khi nhiễm bệnh lần đầu nhưng vẫn không thể hiểu rõ hết các thông tin về căn bệnh này. Sau đây là những điều bạn cần phải biết về bệnh thủy đậu để có biện pháp phòng tránh.
Bệnh thủy đậu là bệnh gì?
Bệnh thủy đậu hay còn gọi là trái rạ, là một bệnh do virus gây ra. Là bệnh thường gặp và dễ lây lan với tốc độ nhanh, ảnh hưởng đến da và niêm mạc, nhất là ở trẻ em. Biểu hiện của bệnh là có nhiều nốt mụn rộp nước nổi khắp cơ thể và trong niêm mạc miệng, lưỡi.
Hầu như chúng ta chỉ bị thủy đậu một lần trong đời vì sau khi nhiễm bệnh lần đầu, hệ miễn dịch ở cơ thể sẽ tự miễn dịch hoặc có thể tự sản xuất kháng thể chống lại virus sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên và kháng thể này có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể tái phát trở lại gọi là bệnh bệnh zona (tái kích hoạt virus thủy đậu). Tiêm chủng bằng vắc xin varicella-zoster có thể ngăn chặn bệnh thủy đậu và bệnh zona.
Các bước tiến triển của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu và những điều cần biết
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp
Thủy đậu khởi đầu bằng những chấm ban đỏ, bóng nước trên cơ thể trong khoảng 2 – 3 ngày rồi trở thành mẩn ngứa trên da mặt và thân mình sau đó lan khắp cơ thể. Vùng miệng, mí mắt, sinh dục… là những nơi mà bóng nước có thể nổi. Những chỗ rộp dần dần khô và đóng vảy từ 4-5 ngày, chuyển biến từ đỏ đến các bóng nước và sau đó là sẹo.
Ngoài ra còn có một triệu chứng khác của bệnh có thể xuất hiện từ 7 – 21 ngày sau khi nhiễm virus, bao gồm: sốt, sổ mũi, ho, nhức đầu, chán ăn và mệt mỏi. Bệnh thường xuất hiện từ 5–10 ngày và có khả năng lây lan cao nhất trong 1-2 ngày trước khi nổi mẩn ngứa và lên đến 6 ngày sau khi hình thành những nốt rộp.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thủy đậu (Trái rạ) là do virus mụn rộp có tên varicella-zoster gây ra. Chúng ta có thể bị lây bệnh trái rạ nếu như chúng ta ở gần người mắc bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với chỗ rộp da trên người mắc bệnh.
Các đối tượng như: trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên, người lớn, phụ nữ có thai và người suy giảm miễn dịch do bệnh hay thuốc có nguy cơ mắc bệnh trái rạ rất cao.
Khả năng lây lan của bệnh
Bệnh trái rạ có thể lan nhanh chóng qua các đường:
- Qua không khí khi người bệnh ho hay hắt xì.
- Khi tiếp xúc với dịch tiết ra từ các ban bóng nước.
- Có thể lây cho người khác từ hai ngày trước khi phát ban và cho đến khi nốt trái rạ tạo thành sẹo.
Chúng ta cần phải mất từ khoảng 10 – 21 ngày mới phát bệnh, nếu tiếp xúc với virus varicella zoster.
Đồng thời, chúng ta sẽ có nguy cơ mắc bệnh trái rạ cao hơn nếu như:
- Chưa từng bị thủy đậu;
- Không được tiêm phòng bệnh thủy đậu;
- Làm việc hoặc có mặt ở trường học, nhà trẻ;
- Sống chung với trẻ em.
Một số biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra
Một số biến chứng của bệnh trái rạ
Ở một số người, trái rạ chỉ có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, phát ban và mệt mỏi, sẹo. Nhưng cũng có một số trường hợp có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như mất nước, viêm phổi, xuất huyết, viêm não (phù não), nhiễm trùng da, hội chứng sốc nhiễm độc và nhiễm trùng xương khớp….
Phương pháp điều trị
- Đối với một số người khỏe mạnh, bệnh có thể giảm đi mà không cần dùng thuốc.
- Tuyệt đối không được dùng thuốc aspirin cho trẻ em mà nên dùng các thuốc giảm sốt không chứa aspirin như acetaminophen có thể làm giảm triệu chứng sốt ở trẻ.
- Một số thuốc trị dị ứng, kem thoa như calamine và sữa tắm bột yến mạch có thể làm giảm ngứa.
- Nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi, giữ khoảng cách với người khác cho tới khi các nốt rộp đóng vảy cứng.
- Có thể dùng thuốc kháng virus để giảm biến chứng từ bệnh thủy đậu cho những người có nguy cơ nhiễm trùng cao và bị suy giảm hệ miễn dịch.
Chế độ sinh hoạt
Theo GV Tô Thị Hoan – GV Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Để hạn chế những biến chứng do trái rạ có thể xảy ra, chúng ta cần phải xây dựng những thói quen sinh hoạt và phong cách sống theo gợi ý dưới đây:
- Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C hoặc khi bạn cảm thấy yếu ớt, đau đầu hoặc nhạy cảm với ánh sáng hoặc bạn nghi mình bị mắc bệnh thủy đậu khi mang thì hãy gọi ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn.
- Giặt đồ, rửa tay và dụng cụ sinh hoạt thường xuyên bằng nước xà phòng nóng.
- Cắt móng tay ngắn để tránh làm trầy xước và nhiễm trùng;
- Nghỉ ngơi nhưng cho phép vận động nhẹ;
- Dùng thuốc không chứa aspirin để hạ sốt;
- Nếu trẻ em đang học tại Trường mắc bệnh cần phải thông báo cho y tá và các bậc phụ huynh ở trường do có khả năng bị lây nhiễm;
- Dùng thuốc trị dị ứng và tắm bằng bọt biển mát để giảm ngứa;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn nôn mửa, không thể nghỉ ngơi, khó chịu và giảm ý thức;
- Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu nếu chưa từng mắc bệnh.
- Bên cạnh đó, cần phải tránh xa những thực phẩm nên kiêng ăn khi bị thủy đậu vì chúng có thể kích thích vết loét, làm chậm quá trình lành vết thương hoặc thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu nếu chưa từng mắc bệnh.
Đồng thời cô Hoan còn cho biết thêm, khi mới bắt đầu bị thủy đậu chúng ta cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Kiêng tiếp xúc với nhiều người.
- Không chạm, gãi hoặc làm vỡ các nốt thủy đậu để tránh sự lây lan, làm tổn thương da nghiêm trọng.
- Không tiếp xúc với gió, nước.
- Không ăn thực phẩm tanh (thịt bò, thịt gà, hải sản,….), trái cây có chứa axit, đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, sữa và các chế phẩm từ sữa, cà phê và socola.
Trên đây là một số thông tin về bệnh thủy đậu (trái rạ) mà chúng ta cần phải biết và hiểu rõ, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp