Search
Thứ Tư 5 Tháng 2 2025
  • :
  • :

Nhận biết vết thương bị nhiễm trùng và phương pháp điều trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Vết thương nhiễm trùng nặng có thể gây sốt, ớn lạnh và buồn nôn. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ và loại vết thương, trong đó vết thương nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà, còn vết thương nghiêm trọng cần sự can thiệp của bác sĩ.

Nhiễm trùng vết thương xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập qua lớp da bị tổn thương

Nhiễm trùng vết thương xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập qua lớp da bị tổn thương

Nội dung bài viết

Tình trạng nhiễm trùng vết thương

Nhiễm trùng vết thương xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập qua lớp da bị tổn thương. Ban đầu, nhiễm trùng chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da nhưng có thể lan rộng vào các cơ quan bên trong nếu không được điều trị kịp thời. Một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất là nhiễm vi khuẩn uốn ván, có thể gây tử vong nếu không xử lý đúng cách.

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ vết thương có thể được phân loại theo nhiều dạng như:

  • Vết rạch: Do dụng cụ sắc bén hoặc nhọn gây ra, có thể làm đứt cơ, mạch máu.
  • Vết bầm dập: Thường do vật cùn gây tổn thương mô mềm, dẫn đến sưng và dễ bị nhiễm trùng.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương, chúng ta cần áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng vết thương

Khi vết thương bị nhiễm trùng, một số dấu hiệu có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Đau nhức, sưng tấy và đỏ xung quanh vết thương.
  • Màu đỏ lan rộng ra xung quanh, lớn hơn kích thước ngón tay cái.
  • Vùng da quanh vết thương cảm giác ấm.
  • Vết thương có mủ vàng hoặc xanh.
  • Mùi hôi phát ra từ vết thương.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao (sốt), kèm theo ớn lạnh.
  • Cảm giác đau nhức, mệt mỏi ngày càng tăng.
  • Buồn nôn và ói mửa.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương

Nhiễm trùng vết thương xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây ra nhiều bệnh lý thường gặp nguy hiểm. Những loại vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng bao gồm:

  • Staphylococcus aureus
  • Pseudomonas aeruginosa
  • Escherichia coli (E. Coli)
  • Proteus mirabilis
  • Acinetobacter baumannii
  • Liên cầu khuẩn

Các đối tượng dễ bị nhiễm trùng vết thương

Vết thương không nhất thiết phải lớn hay sâu mới có thể bị nhiễm trùng. Ngay cả vết thương nhỏ cũng có thể nhiễm trùng, đặc biệt là ở những người có tình trạng sức khỏe yếu. Những đối tượng dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng vết thương bao gồm:

  • Người có bệnh nền như tiểu đường, béo phì, hoặc suy giảm miễn dịch.
  • Người có vấn đề về lưu thông máu, suy dinh dưỡng, hoặc vệ sinh kém.
  • Những người vừa trải qua phẫu thuật cũng có thể gặp phải nhiễm trùng vết mổ, điều này xảy ra ở khoảng 2-4% bệnh nhân phẫu thuật.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng gồm:

  • Vết thương hở: Dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Vết thương sâu, rộng: Nhất là khi có bụi bẩn hoặc mảnh vụn trong vết thương.

Điều trị vết thương bị nhiễm trùng

Điều trị tại nhà cho vết thương nhỏ:

  • Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước ấm.
  • Nếu vết thương chảy máu, dùng băng sạch ấn nhẹ vào vết thương cho đến khi máu ngừng chảy.
  • Dùng nước sạch hoặc xà phòng ấm rửa vết thương.
  • Loại bỏ mảnh vụn hoặc bụi bẩn bằng nhíp.
  • Bôi một lớp thuốc mỡ sát trùng lên vết thương.
  • Để vết thương khô trước khi băng lại.

Điều trị vết thương lớn hoặc nghi ngờ nhiễm trùng cao:

  • Rửa tay và các dụng cụ (như nhíp) bằng cồn trước khi sử dụng.
  • Dùng nước ấm làm sạch vết thương và loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn.
  • Tránh sử dụng hydrogen peroxide hoặc i-ốt, vì chúng có thể gây kích ứng.
  • Không bóc da hoặc vảy, tránh làm tổn thương vết thương thêm.

Ngoài ra, bác sĩ Cao đẳng Y khuyến cáo bạn có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da để hỗ trợ quá trình lành, nhưng tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với vết thương.