Search
Thứ Năm 28 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày và phương pháp điều trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Đau dạ dày là hiện tượng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra. Đây là bệnh lý phổ biến gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

 

 

Nguyên nhân gây nên các cơn đau dạ dày

Theo bác sỹ Minh Tuấn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược TP.HCM cho biết có nhiều thủ phạm gây nên các cơn đau dạ dày, trong đó có một số nguyên nhân chính phổ biến như:

Vi khuẩn HP: trên thực tế có tới 75% các trường hợp bị đau dạ dày là do vi khuẩn HP. Sau một thời gian trú ngụ trong dạ dày, HP sẽ tạo ra những tổn thương cho niêm mạc và hình thành nên các ổ viêm loét tại đây;

Thói quen thường xuyên hút thuốc lá hoặc sinh hoạt lâu ngày trong môi trường tràn ngập khói thuốc: trong thuốc lá chứa vô vàn các chất độc hại, tăng tiết pepsin và axit trong dịch vị làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày dẫn tới các cơn đau cho người bệnh;

Chế độ ăn uống không đảm bảo: vấn đề sinh hoạt và ăn uống không phù hợp như ưa chuộng đồ chua, cay, nóng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm;

Lạm dụng bia rượu, chất kích thích và đồ uống có cồn: rượu bia chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa. Trong rượu chứa những chất có hại cho niêm mạc dạ dày, tạo nên các vết loét và nếu để lâu ngày sẽ gây chảy máu, thậm chí là thủng dạ dày;

Do áp lực, stress: sức khỏe tinh thần cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe thể chất. Nếu một người bị căng thẳng lâu ngày sẽ kích thích co bóp dạ dày và tăng nhu động ruột, từ đó làm nghiêm trọng hơn bệnh đau dạ dày.

Biểu hiện của đau dạ dày

Theo bác sỹ bệnh chuyên khoa Bùi Tuấn Anh thì hầu hết những người bị đau dạ dày sẽ xuất hiện 5 dấu hiệu điển hình kèm theo như sau:

Đau bụng vùng thượng vị: Tùy thuộc vào từng người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau như: vùng thượng vị có cảm giác đau tức, đau rát bỏng, nóng, đau âm ỉ. Cơn đau có thể lên ngực hay lan ra sau lưng hoặc không…. Thường ở giai đoạn đầu người bệnh thường có cơn đau kéo dài một đến hai tuần và tái đi tái lại.

Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi: Người bệnh có dấu hiện là có cảm giác nóng như đốt ở vùng xương ức hoặc giữa ngực, đôi lúc có cảm giác ở vùng cổ họng. Có thể đi kèm với các biểu hiện có vị nóng, đắng hoặc vị mặn ở cuống họng do dịch trào ngược của acid dạ dày, khó nuốt, cảm giác thức ăn bị kẹt trong ngực hoặc cổ họng…

Đầy bụng, khó tiêu: Khi đau dạ dày người bệnh thường đầy bụng, chán ăn, kém ăn, chậm tiêu, người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, cảm giác khó chịu.

Đại tiện ra máu: Khi bệnh nhân bị chảy máu tiêu hoá, đó có thể là một triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, đây còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý như: Viêm dạ dày cấp do thuốc, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hội chứng Malory Weiss, vỡ tĩnh mạch thực quản do bị bệnh gan.

Buồn nôn hoặc nôn mửa: Buồn nôn và nôn có thể đi đôi với nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một dấu hiệu xảy ra đơn độc. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mà bệnh nhân nào cũng mắc phải gây ảnh hưởng đến nhiều đến khẩu vị, ăn uống và cả sức khỏe của người bệnh.

Khi đau dạ dày cần làm gì?

Đau dạ dày là tình trạng thường gặp nhưng nhiều người thường có tâm lý chủ quan với nó. Chính vì vậy, khi gặp các dấu hiệu bệnh nghi ngờ trên, người bệnh nên sớm đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Giảng viên, bác sỹ Cao đẳng Điều dưỡng Ngô Lan Anh chia sẻ: Ngoài việc tuân thủ chỉ định thầy thuốc người bệnh cần:

  • Ăn uống đúng giờ, hạn chế các chất kích thích như chua, cay, nóng.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu.
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi cân bằng.
  • Thư giãn cơ thể và tinh thần.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tránh lạm dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.
  • Đối với đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP thì phải tuân thủ và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường