Nội dung bài viết
Viêm dạ dày cấp là bệnh lý có thể xuất hiện trên mọi giới tính, mọi độ tuổi (thường gặp nhất là từ 40 đến 49 tuổi) và chiếm tỷ lệ rất cao trên thế giới.
- Dấu hiệu cảnh báo và cách phòng tránh đột quỵ chính xác nhất
- Một số bệnh thường gặp ở tim
- Nguyên nhân và cách phòng ngừa với cơn đau đầu khi ngủ
Viêm dạ dày cấp và những điều cần biết
Viêm dạ dày cấp thường khởi phát đột ngột, gây ra các cơn đau nhức dữ dội và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không tiến hành xử lý đúng cách ngay từ sớm, tổn thương dạ dày sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng và phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Sau đây là một số thông tin cần biết liên quan đến bệnh viêm dạ dày cấp, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.
Tổng quan về viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày là bệnh thường gặp với tình trạng lớp niêm mạc lót trong dạ dày bị tổn thương và gây ra các cơn đau nhức ở mức độ dữ dội. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh và đây là một bệnh lý về dạ dày xảy ra khá phổ biến, chiếm tỷ lệ rất cao trên thế giới. Bệnh thường gặp nhất ở người trên 60 tuổi.
Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng khởi phát triệu chứng của bệnh một cách đột ngột và gây ra các cơn đau dữ dội. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày cấp tính thường gặp là nhiễm khuẩn hoặc chịu ảnh hưởng của các tác nhân độc hại. Lúc này, lớp niêm mạc dạ dày sẽ xuất hiện các tổn thương nông trên bề mặt và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn với mức độ không quá nguy hiểm, có thể nhanh chóng được kiểm soát nếu có biện pháp xử lý đúng cách.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Theo Dược sĩ Nguyễn Hồng Diễm – Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Bệnh thường khởi phát khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, lúc này acid dạ dày sẽ tấn công vào lớp niêm mạc dạ dày và gây kích ứng. Dưới đây là một số tác nhân gây ra bệnh thường gặp người bệnh cần phải lưu ý để có biện pháp phòng ngừa hợp lý:
- Lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm NSAIDs, corticosteroid,… Đặc biệt là các thuốc kháng viêm không steroid khi sử dụng thường xuyên hoặc quá liều có thể gây ra viêm dạ dày cả cấp lẫn mạn tính.
- Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp), nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus,…
- Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm
- Uống nhiều rượu bia, nghiện thuốc lá
- Tuổi cao: Người lớn tuổi có nguy cơ cao vì niêm mạc dạ dày mỏng dần theo tuổi và tỷ lệ nhiễm H. pylori hoặc mắc các bệnh tự miễn cũng cao hơn so với người trẻ.
- Căng thẳng quá mức
- Do bệnh lý (trào ngược dịch mật, tối loạn tự miễn, Crohn,…)
- Chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày
- Các bệnh khác: Ví dụ như HIV/ AIDS, bệnh Crohn và các nhiễm ký sinh trùng.
Một số dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày cấp
Dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày cấp
Biểu hiện bên ngoài của bệnh sẽ không giống nhau và tùy thuộc vào mức độ bệnh bệnh trạng của bệnh. Thông thường các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ đều rất khó nhận biết do ít bộc lộ dấu hiệu ra bên ngoài. Dưới đây là một số triệu chứng có thể gặp khi bị viêm dạ dày cấp tính người bệnh cần phải lưu ý:
- Đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội vùng thượng vị
- Nóng rát lan đến tận cổ họng
- Buồn nôn và nôn, nôn ra máu
- Đầy hơi, khó tiêu
- Chán ăn
- Đi ngoài phân đen
- Sốt cao ở trường hợp khởi phát bệnh do nhiễm khuẩn
Bạn nên đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân khi các triệu chứng nói trên kéo dài một tuần lễ hay lâu hơn đặc biệt khi có biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa trên. Ngoài ra phải cẩn trọng trước các trường hợp đau bụng xảy ra sau khi dùng một số loại thuốc giảm đau.
Biến chứng viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp nếu không điều trị có thể dẫn đến loét dạ dày và chảy máu dạ dày. Nguy hiểm hơn là viêm dạ dày còn có thể trở thành ung thư dạ dày, nhất là khi niêm mạc dạ dày bị bào mòn từng mảng rộng và có những biến đổi của các lớp tế bào.
Điều trị viêm dạ dày cấp
- Bù nước và điện giải nếu bệnh nhân nôn ói nhiều.
- Truyền máu khi có chỉ định nếu bệnh nhân mất máu do chảy máu dạ dày
- Ngừng các thuốc bệnh nhân đang sử dụng mà có khả năng gây ra viêm loét dạ dày, ngừng rượu bia…
- Sử dụng các thuốc kháng tiết, thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm nếu phát hiện được tác nhân gây viêm loét dạ dày.
- Thay đổi thói quen xấu, cải thiện chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.
Viêm dạ dày là bệnh lý rất khó có thể nhận biết thông qua các triệu chứng thông thường. Thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán chính xác mức độ bệnh trạng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và kịp thời.
Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn