Search
Chủ Nhật 24 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Chấn thương đầu gối khi nào cần đi khám bác sĩ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Chấn thương ở đầu gối là chấn thương rất hay gặp, nếu nhẹ thì có thể điều trị tại nhà, nặng thì cần đi khám bác sĩ. Vậy chấn thương có biểu hiện như thế nào cần đi khám bác sĩ?

Chấn thương đầu gối khi nào cần đi khám bác sĩ?

Chấn thương đầu gối khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khớp gối là một khớp phức tạp trên cơ thể, được tạo thành từ bốn thành phần: xương, sụn, dây chằng, gân. Các chấn thương ở vùng đầu gối khiến bạn cảm thấy rất đau và ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường. Có những chấn thương nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời có thể để lại những di chứng rất nguy hiểm. Vậy trường hợp nào cần đi khám bác sĩ?

Chấn thương đầu gối khi nào cần đi khám bác sĩ?

Các chấn thương hay gặp nhất ở đầu gối như: đứt dây chằng chéo, viêm gân, gãy xương, trật khớp, rách gân… Các chấn thương ở đầu gối có thể xảy ra do chơi thể thao, vận động mạnh hoặc do tai nạn. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, nếu bệnh nhân bị đau đầu gối trở nên mãn tính, trầm trọng hoặc đau kéo dài quá một tuần không khỏi thì bạn nên đi đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Ngoài ra bạn cũng cần đi khám nếu thấy tầm vận động của khớp bị giảm hoặc nếu bạn thấy khó gấp đầu gối.

Trường hợp bạn bị chấn thương do va chạm mạnh, đụng đập thì cần đi khám bác sĩ ngay sau khi bị chấn thương.

Các biện pháp điều trị chấn thương ở đầu gối

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, điều trị các chấn thương ở đầu gối như thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng chấn thương. Chẳng hạn như trường hợp bạn bị bong gân hoặc vận động quá, chỉ cần nghỉ ngơi và chườm đá có thể giúp khớp gối hồi phục dần.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau và viêm. Trường hợp rách hoặc các thương tích khác do chấn thương có thể cần nẹp, nắn khớp gối vào đúng vị trí, hoặc phẫu thuật.

Trường hợp bị đứt dây chằng chéo cần được phẫu thuật, người bệnh sẽ không thể cử động khớp gối sau thủ thuật và có thể cần dùng nạng hoặc xe lăn trong khi hồi phục.

Trong một số trường hợp, có thể cần vật lý trị liệu để phục hồi sức mạnh và khả năng vận động của đầu gối và chân.

Trong tất cả các trường hợp, bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi một thời gian, thời gian nghỉ ngơi dài hay ngắn tùy thuộc vào loại chấn thương và mức độ chấn thương.

Chấn thương đầu gối cần được điều trị đúng cách

Chấn thương đầu gối cần được điều trị đúng cách

Cách phòng ngừa chấn thương ở đầu gối như thế nào?

Theo tin tức Bệnh chuyên khoa, chấn thương ở đầu gối không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa, tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ bị chấn thương. Khi chạy hoặc chơi thể thao cần mang giày và đồ bảo hộ phù hợp.

Luôn khởi động trước khi bắt đầu tập các bài tập nặng hơn, nên từ từ chuyển sang động tác mới, không nên thay đổi hoạt động đột tránh chấn thương dây chằng đầu gối

Bạn có thể áp dụng một số bài tập cũng giúp tăng cường cơ chân, giúp ngăn ngừa chấn thương. Cuối cùng, kéo giãn trước và sau khi tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa chấn thương đầu gối.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là đối với vận động viên, cũng rất quan trọng. Protein, canxi và vitamin D rất cần thiết cho việc duy trì sức khỏe của xương, cơ và dây chằng.

Nguồn: Benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp.