Search
Thứ Hai 25 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Chứng bệnh phồng đĩa đệm do nguyên nhân nào gây nên ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh phồng đĩa đệm là chứng bệnh về xương khớp và dudược thấy là khá phổ biến hiện nay. Vậy nguyên nhân gây nên bệnh là do đâu ?

Chứng bệnh phồng đĩa đệm do nguyên nhân nào gây nên ?

Chứng bệnh phồng đĩa đệm do nguyên nhân nào gây nên ?

Nội dung bài viết

Bệnh phồng đĩa đệm do nguyên nào dẫn đến?

Theo các chuyên gia về bệnh chuyên khoa cho biết: Bệnh phồng đĩa đệm do chấn thương cột sống, mang vác vật nặng. Chứng bệnh phồng đĩa đệm do một số nguyên nhân sau:

– Khi yếu tố tuổi tác,cột sống bị lão hóa, các đĩa đệm cũng dần trở nên suy yếu, giòn và dễ bị phồng lên.

– Chấn thương cột sống do bị tại nạn hay tính chất chất công việc của các vận động viên thể thao, diễn viên xiếc,… khiến đĩa đệm bị ảnh hưởng và có thể gây phồng lồi đĩa đệm cột sống.

– Thường xuyên mang vác vật nặng dễ khiến cột sống và đĩa đệm chịu nhiều áp lực, lâu ngày đĩa đệm bị suy yếu, xơ vữa gây tình trạng phồng (lồi) đĩa đệm cột sống.

Bệnh phồng đĩa đệm có những biểu hiện của bệnh như thế nào?

Dây thần kinh cột sống cổ bị đĩa đệm chèn ép thì người bệnh sẽ có triệu chứng tê đau ở hai vai, lan xuống cánh tay và bàn tay.

Phồng lỗi đĩa đệm giai đoạn đầu thường chưa có những biểu hiện cụ thể hay rõ ràng. Tuy nhiên, nếu phồng đĩa đệm lâu ngày sẽ khiến nhân nhầy bị tràn ra ngoài, chèn ép vào tủy sống, rễ thần kinh hoặc dây thần kinh cột sống.Các triệu chứng của phồng đĩa đệm không rõ rệt, thường bị phụ thuộc vào dây thần kinh mà nó bị ảnh hưởng như:

  • Dây thần kinh cột sống cổ bị đĩa đệm chèn ép thì người bệnh sẽ có triệu chứng tê đau ở hai vai, lan xuống cánh tay và bàn tay.
  • Dây thần kinh cột sống thắt lưng bị ảnh hưởng thì người bệnh sẽ thấy đau, tức vùng lưng, tê mỏi vùng hông và mông, cơn đau có thể lan xuống 2 cẳng chân và tê bì chân. Bệnh nhân thường đau hơn khi đứng hay đi lại, nằm và ngồi xuống thì đỡ đau.

Nếu bệnh chuyển biến nặng hơn thành thoát vị đĩa đệm thì ngoài việc phải chịu đựng các cơn đau thường xuyên, dai dẳng vùng cổ hoặc lưng (tùy thuộc vị trí thoát vị), cảm giác đau nhức, tê mỏi có thể lan sang các chi, người bệnh còn có khả năng bị tê liệt, mất khả năng vận động.

Nhà trường tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Nhà trường tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Có thể điều trị bệnh phồng đĩa đệm theo phương pháp nào?

1. Dùng thuốc tây y:

Thông thường, để giảm nhanh hiện tượng đau, một số loại thuốc Tây y có tác dụng giảm đau và chống viêm sẽ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn. Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12). Việc sử dụng đúng và đủ liều lượng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp tình trạng bệnh của người bệnh giảm đi nhanh chóng

2. Điều trị bệnh phồng đĩa đệm bằng bài thuốc Đông y:

Khi dùng bài thuốc đông y giảm bớt hiện tượng đau nhức mỏi ,có tác dụng bồi bổ can thận, hành khí hoạt huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể. Nhờ đó, sau khi dùng thuốc, 2 tạng này được phục hồi và hoạt động bình thường trở lại, yếu tố gây bệnh mất đi thì cơ thể cũng tự điều chỉnh và các biểu hiện của bênh cũng mất đi.

3. Phương pháp vật lý trị liệu:

Điều trị vật lý bằng phương pháp nhiệt chườm nóng giúp đĩa đệm trở lại tình trạng ban đầu

– Tập vật lý trị liệu: Việc tập các bài tập vật lý trị liệu có thể được tiến hành độc lập trong trường hợp bệnh nhẹ, hoặc kết hợp với việc dùng thuốc khi bệnh đã tiến triển nặng. Một số biện pháp điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ thường được sử dụng: bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu… Các bài tập này sẽ giúp kéo giãn cột sống, làm giãn mâm sống và dịch chuyển đĩa đệm bị phồng, giúp đĩa đệm trở lại tình trạng như ban đầu.

4. Biện pháp khác:

Bệnh nhân cũng có thể lựa chọn thực hiện một số biện pháp hỗ trợ khác như mặc áo nẹp cột sống giúp cố định, tắm suối khoáng, tắm bùn hay sử dụng phương pháp chiếu hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân…

Nếu bệnh ở giai đoạn nặng và các biện pháp khác đã không còn có tác dụng thì các bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định phẫu thuật cho người bệnh.

Bệnh phồng lồi đĩa đệm trong giai đoạn đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng các biện pháp vật lý trị liệu. Vì vậy, bệnh nhân khi có dấu hiệu bị bệnh, nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và tiến hành điều trị một cách sớm nhất.

Cần lưu ý gì bên cạnh điều trị bằng các phương pháp y học?

Bệnh nhân cũng nên có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng quá sức, không nên mang vác vật nặng, tập thể dục rèn luyện cơ thể; chú ý tư thế đi, đứng, ngồi để không gây ảnh hưởng đến cột sống. 

Nguồn: Bệnh chuyên khoa