“Gần tuần nay tôi bị đau bụng âm ỉ, đau có thể khi đói hoặc no kèm theo dấu hiệu nôn. Có phải tôi bị bệnh đau dạ dày không? Nếu phải tôi nên làm gì?”
- Cách chữa bệnh quai bị không để lại biến chứng
- Hỏi đáp bệnh học – Phương pháp điều trị bệnh hen hiệu quả nhất
- Có chữa khỏi tê nhức chân do bệnh cột sống?
Cẩm nang nhận biết bệnh đau dạ dày chính xác
Theo những dấu hiệu như đau bụng âm ỉ, đau có thể khi đói hoặc no kèm theo dấu hiệu nôn có thể bạn đang bị bệnh đau dạ dày. Để chắc chắn hơn, bạn nên đến các phòng khám bệnh chuyên khoa để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử chỉ trạng đau do tổn thương ở dạ dày như viêm hay loét dạ dày.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
Theo thống kê y học, người hút thuốc lá dễ bị viêm loét dạ dày hơn người hút thuốc lá, người cao tuổi dễ bị viêm loét dạ dày hơn người trẻ. Đồng thời, những người bị loét dạ dày có đến 25% người đã bịnhiễm Helicobacter Pylori, 80% là do vi khuẩn Helicobacter Pylori; những người uống cafe nhiều thì vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể tăng độc tính và gây viêm loét dạ dày. Đồng thời việc dùngcác thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, các axit và men tiêu hóa trong quá trình xử lý thức ăn trong dạ dày cũng gây hại cho chính bản thân dạ dày, tuy nhiên dạ dày vẫn còn tiết ra chất nhầy có tác dụng giúp dạ dày tránh được tác hại do các axit và men. Quá trình này sẽ được cân bằng nên không gây tổn hại cho dạ dày. Ngoài những nguyên nhân trên còn rất nhiều các yếu tố khác như: thường xuyên dùng thuốc kháng viêm giảm đau, nhiễm vi trùng, ăn uống không điều độ, thường xuyên bị stress, cuộc sống căng thẳng. Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian dài sẽ dẫn đến loét dạ dày, viêm dạ dày mãn.
Triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Nếu bạn chưa biết cách phân biệt được bệnh dạ dày, bạn có thể tham khảo trên các trang Hỏi đáp bệnh học hoặc những dấu hiệu ngay sau đây:
- Đau bụng vùng trên rốn sau khi ăn khoảng 2 đến 3 tiếng; đau bụng trên rốn khi đói và giảm sau khi ăn thức ăn hoặc sữa, uống thuốc trung hoà axit.
- Kèm theo đau bụng có thể là buồn nôn hoặc nôn. Đây là trường hợp dễ nhận biết nhất khi bị mắc bệnh dạ dày.
- Đồng thời, trong quá trình ăn không tiêu, thường xảy ra ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn khoảng 3 đến 4 tiếng. Kèm theo đó là tình trạng người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và sút cân.
Cách điều trị bệnh đau dạ dày
Hiện nay bệnh đau dạ dày không chỉ xảy ra với riêng đối tượng nào mà có thể xảy ra với bất kì ai nếu không có chế độ ăn uống phù hợp, khoa học. Con số bệnh nhân nhập viện vì bệnh đau dạ dày đang không ngừng tăng lên, do đó những bài học về bệnh dạ dày đang được đẩy mạnh tại các trường Trung cấp, Cao đẳng Y Hà Nội, Đại học Y trên cả nước. Một số cách chữa bệnh đang được nhiều người áp dụng hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
Trong trường hợp đau dạ dày quanh năm, bạn chỉ cần lấy đu đủ tươi sau khi gọt vỏ, làm sạch rồi ép lấy nước, uống 3 lần trong ngày. Bạn hãy duy trì thói quen này trong một thời gian, sau đó bạn thấy kết quả ngay sau đó. Còn trong trường hợp người bệnh mắc bệnh dạ dày dạng ít dịch vị chua, bạn nên thường xuyên ăn dấm sẽ góp phần tăng cường cảm giác thèm ăn và chữa bệnh dạ dày.
Một trong những cách trị bệnh đau dạ dày mà bạn có thể tham khảo chính là dùng khoai tây ép lấy nước, đun sôi để lấy nước uống. Dùng đều đặn mỗi ngày 3 lần liên tục uống 2 – 3 tuần sẽ góp phần trợ giúp đắc lực trong việc chữa trị loét dạ dày và hành tá tràng. Đậu phụ cũng là một trong những dược liệu có thể chữa trị hiệu quả bệnh đau dạ dày. Với 500g đạu phụ, 125g đường đỏ cho vào nước sôi để đun sôi và chia ra làm nhiều lần uống trong này sẽ góp phần trong việc chữa xuất huyết dạ dày.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh đau dạ dày, ngoài ra bạn có thể tham khảo trên các trang Hỏi đáp bệnh học để có thể trang bị cho mình những kiến thức y khoa hữu hiệu không chỉ đối với riêng bệnh dạ dày mà còn đối với các bệnh khác giúp bạn phòng ngừa những căn bệnh thường gặp hiện nay.
Nguồn: Benhchuyenkhoa.edu.vn