Bệnh Whitmore là bệnh nhiễm khuẩn cực kì nguy hiểm, do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong đất và nước bị ô nhiễm, có thể gây bệnh cho người và động vật.
- Những dấu hiệu bất thường cảnh báo hệ tiêu hóa có vấn đề
- Dấu hiệu nhận biết và điều trị bệnh tiểu đường type 1 như thế nào?
Thực hư bệnh vi khuẩn ăn thịt người
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho hay Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” đang gây xôn xao dư luận thực chất có tên là bệnh Whitmore, hay còn gọi là bệnh Melioidosis. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.Bệnh thường xuất hiện ở vùng có khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á.
Bản chất y học không có khái niệm chính thống “vi khuẩn ăn thịt người”. Tình trạng diễn ra thực chất là việc vi khuẩn gây hoại tử với tốc độ nhanh, dẫn đến việc nhiều người gọi bằng tên này.
Nguồn gốc căn bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” Whitmore
Bệnh Whitmore thực chất đã được phát hiện từ lâu, được phát hiện lần đầu bởi nhà khoa học tên Alfred Whitmore vào năm 1912.
Ca nhiễm bệnh Whitmore đầu tiên được phát hiện tại Burma, Myanmar vào năm 1911 bởi nhà khoa học người Anh tên là Alfred Whitmore (vì thế tên bệnh thường được gọi là Whitmore). Trong chiến tranh Việt Nam-Mỹ, bệnh được gọi với cái tên là “quả bom hẹn giờ” (Vietnamese time bomb) vì bệnh thường ủ một thời gian dài rồi mới phát bệnh khi các cựu lính Mỹ xuất ngũ trở về nước.
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), số ca bệnh Whitmore được báo cáo nhiều nhất ở các nước: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Bắc Úc. Các quốc gia có các ca bệnh Whitmore với tần suất hiếm gặp hơn là: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Indonesia, Lào, Myanmar, Việt Nam. Gần đây, các ca bệnh xuất hiện nhiều tại Việt Nam và đang được dư luận quan tâm.
Vi khuẩn gây bệnh Whitmore được tìm thấy ở đâu?
Vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy ở đất và nước bẩn. Người bệnh nhiễm vi khuẩn thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bị ô nhiễm.
Hiếm gặp hơn, bệnh có thể lây nhiễm qua việc hít phải bụi đất hoặc uống phải nước có chứa vi khuẩn.
Hiện chưa có bằng chứng thuyết phục nào về việc lây lan từ người này qua người khác. Vì vậy bệnh thường xuất hiện lẻ tẻ, ở một số ca hiếm gặp, chứ không bùng phát thành dịch. Đất và nước ô nhiễm vẫn là tác nhân chủ yếu gây nhiễm bệnh.
Đất và nước ô nhiễm là nơi trú ngụ tiềm ẩn của vi khuẩn bệnh Whitmore
Biểu hiện bệnh Whitmore
Biểu hiện của bệnh rất đa dạng, có thể bị nhầm lẫn bởi các bệnh lý khác. Nhiễm khuẩn Whitmore có nhiều dạng. Các triệu chứng khác nhau tùy vào loại và vị trí nhiễm khuẩn:
Nhiễm trùng khu trú tại chỗ.Sưng đau một vùng da
Sốt.Khối u, áp-xe tại chỗ.biểu hiện bệnh whitmore
Khối u áp-xe hoặc lỗ dò là biểu hiện ngoài da có thể gặp của bệnh Whitmore
Nhiễm trùng ở đường hô hấp
Ho.Đau tức ngực.Sốt cao.Đau đầu
Nhiễm khuẩn ở máu: Nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu, các triệu chứng có thể bao gồm sốt, nhức đầu, suy hô hấp, khó chịu ở bụng, đau khớp, mất phương hướng.
Nhiễm trùng lan tỏa:
Bệnh có thể lây lan từ da qua máu, ảnh hưởng đến tim, não, gan, thận, khớp và mắt. Các triệu chứng bao gồm sốt, sụt cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu và co giật.
Chẩn đoán bệnh thế nào
Việc chẩn đoán chính xác sẽ được bác sĩ dựa trên xét nghiệm mẫu máu, nước tiểu, đờm hoặc tổn thương da. Xét nghiệm máu rất hữu ích để phát hiện sớm các trường hợp bệnh cấp tính.
Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn là bao lâu
Thời gian từ khi tiếp xúc với vi khuẩn cho tới khi xuất hiện triệu chứng chưa được xác định chính xác. Có thể là từ một vài ngày đến thậm chí nhiều năm mới xuất hiện triệu chứng. Nhưng nhìn chung thì triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng 2-4 tuần từ khi tiếp xúc với vi khuẩn.
Những ai có nguy cơ cao nhiễm khuẩn bệnh Whitmore
Có một số đối tượng có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn này hơn những người khác, bao gồm:
Người bị bệnh đái tháo đường (tiểu đường)
Nghiện rượu nặng.Bệnh phổi mãn tính.Bệnh thận mạn
Những bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch như ung thư, HIV/AIDS.
Bệnh nguy hiểm đến mức nào?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tỉ lệ tử vong rất cao (90%). Khi được phát hiện và điều trị, tỉ lệ tử vong giảm xuống còn khoảng 20-40%.
Điều trị nhiễm khuẩn Whitmore thế nào?
Khi được chẩn đoán mắc loại “vi khuẩn ăn thịt người” Whitmore, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường tiêm hoặc đường uống. Bệnh nhân phải nằm lại bệnh viện để theo dõi Sức Khỏe tích cực. Ngay cả khi bệnh nhân đã cảm thấy khỏe hơn, bệnh nhân vẫn phải uống thuốc kháng sinh trong vài tháng sau đó để đảm bảo đã tiêu diệt tất cả mẩm bệnh trong cơ thể và đề phòng vi khuẩn tấn công cơ thể trở lại.
Người bệnh cần nói với bác sĩ trước nếu đã từng bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào trước đó.
Phòng ngừa bệnh Whitmore
Giảng viên khoa Liên Thông Y Dược cho hay hiện tại không có vắc-xin phòng ngừa bệnh Whitmore (Melioidosis).
Vi khuẩn Whitmore lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với đất và nguồn nước ô nhiễm, đặc biệt lả qua các vết trầy xước trên da. Những người sống ở khu vực đang xảy ra bệnh Whitmore hoặc những người có nguy cơ cao dễ bị nhiễm khuẩn cần phải phòng tránh tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với đất và nước dơ.
Không đi chân đất
Không bơi, dầm mình ở khu vực vùng nước ô nhiễm
Những người làm vườn, làm nông nên mang ủng để ngăn việc nhiễm vi khuẩn qua bàn chân.
phong ngua benh Whitmore vi khuan an thit nguoi
Bộ y tế cũng đã đưa ra khuyến cáo bao gồm:
– Hạn chế tiếp xúc với đất, bùn, nước ở khu vực ô nhiễm
– Mang giày dép, găng tay với những người thường xuyên làm việc tiếp xúc với đất và nước bẩn.
– Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng trên da, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì phải băng chống thấm khu vực da đó.
– Những người có bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy giảm miễm dịch cần được bảo vệ, chăm sóc các tổn thương ngoài da để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
– Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến bệnh viện để được tư vấn, àm xét nghiệm xác định vi khuẩn và điều trị kịp thời.