Search
Thứ Tư 24 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân và một số biện pháp phòng tránh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Rối loạn nhịp tim là một tình trạng bất thường về nhịp tim, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và xuất hiện ở mọi thời điểm thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim là gì?

Nhịp tim được cho là ổn định khi nằm trong khoảng từ 60-80 nhịp/phút, nhưng nếu nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm, bạn cần đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và cách chữa trị. Các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur sẽ chia sẻ thông tin cụ thể như sau:

Rối loạn nhịp tim là gì?

Theo các chuyên gia y tế bệnh chuyên khoa tim mạch tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Rối loạn nhịp tim là một tình trạng bất thường về mặt điện học của tim. Nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm hơn hoạt động điện bình thường. Nhịp tim có thể quá nhanh (hơn 100 nhịp/phút) hay quá chậm (nhỏ hơn 60 nhịp/phút), hoặc có thể bình thường hay bất thường. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào.

Bệnh có thể không có triệu chứng hoặc chỉ gây ra các triệu chứng như: cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác tim đập nhanh hoặc không đều … Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhịp tim bị rối loạn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và khiến người bệnh phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.

Vì vậy, chúng ta nên thường xuyên đi khám sức khỏe tổng quát hoặc một số bệnh chuyên khoa khác để phát hiện bệnh sớm, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Vì sao nhịp tim lại không bình thường và phòng tránh như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến bệnh mãn tính rối loạn nhịp tim, khiến cho nhịp tim có thể bị tăng hoặc giảm nhịp, không được ổn định có thể kể đến như:

Thiếu hoạt động thể chất

Những người béo phì hoặc lười vận động có thể khiến cho nhịp tim tăng lên vì tim cần phải nổ lực nhiều hơn để bơm máu đến các bộ phận khác của cơ thể so với người bình thường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, khi bơm máu nhiều hơn, tim cũng đập nhanh hơn. Vì vậy, cần phải tập luyện thường xuyên để giúp tim hoạt động tốt hơn.

Rối loạn nhịp tim nên làm gì?

Căng thẳng

Một nguyên nhân khác có thể khiến nhịp tim tăng cao ngay cả lúc bạn đang nghỉ ngơi đó là do mức độ căng thẳng của bạn. Nếu căng thẳng kéo dài rất không có lợi vì nó khiến trái tim của bạn phải “chạy đua”.

Vì vậy hãy thư giãn, giữ tinh thần luôn ở trạng thái thoải mái sẽ có lợi rất nhiều cho tim mạch.

Sử dụng thuốc

Theo các giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Có một số loại thuốc có thể làm thay đổi nhịp đập của tim, chẳng hạn các thuốc chẹn kênh beta có thể thư giãn trái tim và điều này có thể khiến tim đập chậm lại. Do đó, cần phải cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của tim.

Rối loạn tuyến giáp

Khi tuyến giáp bị rối loạn, hoạt động quá mạnh hoặc hoạt động kém cũng kéo theo nhịp tim cũng bị ảnh hưởng. Suy giáp có thể làm chậm nhịp tim và cường giáp có thể làm tăng nhịp tim. Vì vậy khi mắc bệnh lý thường gặp bạn không nên chủ quan, các bạn cần phải luyện tập cho mình những thói quen sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng rối loạn tuyến giáp và thăm khám kịp thời.

Mất nước

Khi cân bằng điện giải trong cơ thể bị xáo trộn, thậm chí ngay cả khi các khoáng chất như: Magiê, Canxi và Kali bị suy giảm, nhịp tim cũng có thể tăng lên.Hàm lượng nước chiếm đến 70% trọng lượng cơ thể con người. Vì thế, bạn nên uống đủ hai lít nước để bù đắp đầy đủ nhu cầu cung cấp nước cho cơ thể.

Rối loạn nhịp tim cần được điều trị sớm

Dùng quá nhiều caffein

Caffein hoặc các chất kích thích khác có thể khiến cho nhịp tim tăng lên. Hãy để ý, sau khi bạn dùng đồ uống năng lượng hoặc một tách cà phê bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi của nhịp tim.

VÌ vậy, hãy hạn chế sử dụng những loại thực phẩm, nước uống có chứa caffein và các chất kích thích.

Bệnh tiểu đường

Nhịp tim tăng cao cũng là một dấu hiệu sớm nhận biết được bệnh tiểu đường. Đồng thời, bệnh tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Người mắc bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến vấn đề ăn uống và chế độ sinh hoạt để hạn chế ảnh hưởng đến tình trạng bệnh cũng như tim mạch.

Trên đây là một số nguyên nhân và cách điều trị, khắc phục tình trạng rối loạn tim mạch được chia sẻ bởi các chuyên gia y tết tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, bạn có thể tham khảo để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình cũng như cho người thân. Tuy nhiên, thông tin chỉ mang tính tham khảo và hãy đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi bệnh có triệu chứng nặng hơn.

Nguồn: Bệnh học chuyên khoa tổng hợp