Bệnh huyết áp thấp là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh huyết áp thấp như thế nào? Cùng Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh huyết áp thấp.
Cùng tìm hiểu về bệnh huyết áp thấp là gì?
Bệnh chuyên khoa huyết áp thấp là hiện tượng huyết áp thấp hơn mức bình thường. Theo đó, huyết áp của người bình thường là 120/80mmHg. Một người được coi là huyết áp thấp khi trị số huyết áp thấp hơn 100mmHg, phổ biến là 90/60mmHg.
Đây là căn bệnh phổ biến trong xã hội, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, các triệu chứng của huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm cho cơ thể không kém huyết áp cao.
Các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp:
- Hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, cảm giác buồn nôn.
- Chân tay lạnh, da khô, hay bị rụng tóc.
- Dễ cáu gắt, khó tập trung/
- Thường thở dốc sau khi làm việc nặng hoặc tập thể dục.
- Chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế đột ngột.
- Khi huyết áp giảm đột ngột, cơ thể có nhiều mồ hôi nhưng tay chân lạnh cóng.
Điều trị bệnh huyết áp thấp như nào?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trị huyết áp thấp. Với những người bệnh huyết áp, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như sau:
- Ăn mặn hơn bình thường, bổ sung nhiều chất đạm có trong thịt, cá, bổ sung vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Uống các loại nước hỗ trợ điều trị huyết áp như trà gừng, trà sâm, cà phê…
- Hạn chế các loại thực phẩm lợi tiểu như dưa hấu, rau cải, bí ngô.
- Duy trì chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ, ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nên ngủ ở thư thế đầu thấp chân cao.
- Giữ tinh thần lạc quan, tránh các cảm xúc mạnh như lo lắng, sợ hãi, có thể làm bệnh nặng hơn. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày từ 10 – 15p bằng các môn thể thao nhẹ.
- Theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp hoặc đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám thường xuyên.