Tức ngực khó thở là hiện tượng nhiều người gặp phải, nhưng việc xác định đó chỉ là triệu chứng của bệnh chưa rõ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: bệnh tim mạch, hô hấp,…
- Những triệu chứng của bệnh suy tim sung huyết là gì?
- Chuyên gia Điều dưỡng cho biết những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh suy tim là gì?
Nếu gặp tình trạng tức ngực khó thở chớ coi thường
Cần tìm hiểu rõ hơn về chứng đau ngực, tức ngực khó thở
Theo những chuyên gia về tư vấn sức khỏe tại Truong Cao dang Duoc Sai Gon cho biết: Tức ngực là hiện tượng đau nhói và cảm thấy nặng nề ở vùng ngực. Hiện tượng này thường xảy ra khi leo cầu thang hoặc hoạt động gắng sức. Đây thường được coi là đau dây thần kinh liên sườn và cho là việc ngẫu nhiên.
Khó thở là cảm giác chủ quan của người bệnh khi hô hấp. Có 2 loại khó thở là : khó thở thì hít vào và khó thở thì thở ra. Khó thở này có thể người bệnh chủ quan cảm nhận hoặc người khác khách quan nhận thấy được. Vai trò của phổi là oxi hoá máu và thải khí carbonic(CO2). Trong trường hợp suy hô hấp, lượng khí CO2 trong máu tăng lên, trong khi đó lượng oxy trong máu giảm làm cho người bệnh có triệu chứng khó thở.
Với triệu chứng bên ngoài không rõ rệt có thể tiềm ẩn những vấn đề khác nhau khá nghiêm trọng về sức khỏe, kể cả chứng đau dây thần kinh liên sườn cũng không đơn giản như chúng ta tưởng.
Tức ngực – khó thở có thể là triệu chúng của bệnh gì?
Nguy hiểm nhất là bệnh tim mạch vành:
Tức ngực khó thở là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh tim mạch vành, khi lưu lượng máu nuôi tim giảm hẳn, lâu ngày gây suy tim, nhồi máu cơ tim. Vì sao đây là căn bệnh nguy hiểm nhất? Khi cơn nhồi máu đến nếu không cấp cứu kịp thời thì tính mạng chỉ còn được tính bằng phút, khả năng sống sót chỉ 10%. Không chỉ vậy, những biến chứng nguy hiểm xảy ra với khả năng rất cao, kéo theo chi phí điều trị rất tốn kém. Trên thực tế, chi phí cho 1 ca phẫu thuật trong khoảng 80 – 100 triệu.
Đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch vành: người bị xơ vữa động mạch, người cao tuổi, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, nghiện thuốc lá, rượu bia, căng thẳng (stress) hoặc tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh tim mạch.
Rối loạn mỡ máu:
Rối loạn mỡ máu tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại ít có triệu chứng cụ thể, biểu hiện rõ ràng. Nhiều người bệnh thường thấy khó thở, thở hụt hơi, đau tức ngực, kiểu đau thắt chặt…Họ thường chủ quan, bỏ qua cho đến khi xảy ra nhồi máu cơ tim, nguy cơ tử vong rất cao.
Để điều trị nhóm bệnh lý rối loạn mỡ máu, các bác sĩ khuyên nên xây dựng lối sống lành mạnh:
- Nói “không” hoặc hạn chế đến mức tối đa bia, rượu, thuốc lá.
- Khẩu phần dinh dưỡngcần ít năng lượng, đủ vitamin và khoáng chất, không ăn mỡ động vật, bổ sung nhiều rau và trái cây.
- Duy trì tập luyện và vận động thể lực đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Giảm áp lực và căng thẳng trong cuộc sống, công việc.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
Bệnh về đường hô hấp:
Hẹp đường hô hấp: Do bẩm sinh hẹp đường hô hấp hoặc có dị vật rơi vào đường thở khiến người bệnh tức ngực khó thở. Bên cạnh đó là tình trạng ho dữ dội.
Tổn thương nhu mô phổi: Bệnh nhân viêm phổi, ứ máu phổi cũng gặp tình trạng khó thở, đau ngực.
Rối loạn thần kinh, yếu tố tâm lý:
Biểu hiện khó thở thường xuất hiện trong thời gian ngắn ban đầu ở một số người thường lo âu và hồi hộp. Đặc biệt, biểu hiện này hay gặp ở những phụ nữ có rối loạn thần kinh chức năng.
Trào ngược dạ dày thực quản:
Tức ngực khó thở đi với các triệu chứng: ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, khàn giọng, khó nuốt, đắng miệng…Khả năng người bệnh mắc phải trào ngược dạ dày thực quản. Các bác sĩ giải thích rằng khi dạ dày bị tác động sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ hô hấp. Acid trong dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây cảm giác đau thắt.
2019 Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng điều dưỡng
Một số cách đơn giản khắc phục tức thời
– Dừng mọi hoạt động: Khi bị tức ngực khó thở, bạn không nên cố gắng hoạt động, tránh di chuyển. Khi đã dịu hơn cần ngồi dựa vào đâu đó hoặc nằm xuống lấy tay vuốt nhẹ vào vùng ngực đang bị đau tức và vuốt sau lưng phần đối diện với phần ngực đau tức. Từ từ hít vào thở ra thật sâu.
– Sử dụng quạt: Nghiên cứu thấy rằng việc sử dụng quạt cầm tay để quạt không khí qua mũi và mặt có thể làm giảm cảm giác khó thở. Việc cảm thấy lực của luống không khí trong khi hít sẽ giúp bạn cảm thấy như có thêm không khí vào phổi.
– Súc miệng với nước muối ấm: Trộn một nhúm muối vào một ly nước ấm và súc miệng 3 lần một ngày. Điều này có thể loại bỏ chất nhờn và làm giảm kích ứng.
– Hít hơi nước nóng: Hít hơi nước nóng đang bốc lên, bạn cũng có thể thêm vài giọt dầu khuynh diệp vào tô nước nóng này. Trẻ em, bà mẹ mang thai và những người có huyết áp cao không nên thử phương thuốc này.
– Uống nước chanh với mật ong: Hỗn hợp nước chanh với mật ong chứa vitamin C có thể hòa tan chất nhầy và kiểm soát ho.
– Đặt khăn ấm lên ngực: Đặt chiếc khăn ấm lên ngực là cách để giúp ấm ngực và thông thoáng ngực.
– Uống trà gừng: Gừng chứa chất chống viêm giúp trị bệnh tắc nghẽn. Nó chứa một số hợp chất giúp kiểm soát sự tiết chất nhờn. Hãy thử trà gừng nhưng đừng thêm sữa vì sữa có thể khiến tiết chất nhầy nhiều hơn.
Tóm lại tức ngực khó thở là triệu chứng thường dễ bị bỏ qua, dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc. Nếu không phải do yếu tố tâm lý, người bệnh cần đến gặp bác sĩ trực tiếp thăm khám và thực hiện nhiều xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Nguồn: Bệnh chuyên khoa