Bệnh loãng xương là bệnh lý thường gặp ở tuổi già, đặc biệt gặp sớm với những người lao động nặng có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Vậy chúng ta cần biết gì về căn bệnh này để có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
- 7 tác nhân gây ra bệnh đau lưng bạn đã biết?
- Thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng và phương pháp đẩy lùi
- Dược sĩ mách bạn những dấu hiệu của bệnh đau vai gáy cấp
Loãng xương là bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Loãng xương là bệnh như thế nào?
Bệnh loãng xương là căn bệnh người cao tuổi thường xuyên mắc phải, chúng được hiểu là một dạng xốp xương bệnh lý đặc trưng bởi sự suy giảm mật độ xương và tổn thương vi cấu trúc xương, đồng thời hàm lượng các chất khoáng trong xương như canxi, phospho cũng bị giảm đi. Kết quả xuất hiện nhiều các hốc trong xương, xương trở nên xốp, nhẹ hơn, chịu lực kém, dễ bị gãy hơn.
Loãng xương là bệnh lý tiến triển âm thầm và hầu như không có biểu hiện gì đặc biệt cho đến khi xuất hiện các biến chứng là gãy xương, biến dạng cột sống. Biến chứng nghiêm trọng nhất của loãng xương chính là gãy xương, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 bệnh nhân loãng xương bị gãy xương. Gãy xương do những chấn thương rất nhẹ thậm chí là gãy xương tự nhiên và khả năng hồi phục cũng sẽ rất hạn chế. Theo đó, những đối tượng có nguy cơ loãng xương cao kể đến:
- Những người có tiền sử gia đình loãng xương, người già trên 70 tuổi,
- Phụ nữ sinh con nhiều, mãn kinh sớm
- Những người thấp bé nhẹ cân, vóc dáng bất thường.
- Người làm nghề tĩnh tại ít vận động, thể dục.
Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do cường giáp, đái tháo đường, cắt buồng trứng… Hay những người dùng thuốc trị bệnh khác nhưng có tác dụng phụ gây loãng xương như: Corticoid, thuốc chống động kinh, thuốc lợi tiểu… Nguy hiểm nhất phải kể tới nhóm người tự ý sử dụng corticoid kéo dài, sử dụng phải thuốc đông y có trộn thêm corticoid không chỉ tác dụng phụ là loãng xương mà còn gây: Tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ. Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, chúng tác có thể phát hiện bênh loãng xương thông qua các dấu hiệu như: Thay đổi vóc dáng cơ thể ( gù, vẹo, giảm chiều cao…), đau lưng đặc biệt đau phần thắt lưng kéo dài kèm theo biến dạng cột sống, lún xẹp thân đốt sống. Phần lớn loãng xương được chẩn đoán trong những đợt khám sức khỏe định kỳ thông qua các thiết bị đo đạc, chẩn đoán như: Máy đo độ loãng xương Hologic, chụp cắt lớp nhiều mặt (MSCT scanner), Micro MRI. Điều trị loãng xương bằng những thuốc chống hủy xương nhóm denosumab, thuốc tăng tạo xương nhóm scleorotin, tăng cường sức khỏe xương vitamin D và Calci…
Phòng ngừa loãng xương như thế nào?
Phòng ngừa loãng xương như thế nào?
Thông qua chế độ ăn uống là cách hữu hiệu phòng tránh loãng xương, chế độ ăn cần đảm bảo đủ năng lượng, đa dạng thực phẩm. Cần đảm bảo đủ lượng canxi và vitamin D cho cơ thể: 1.000 mg canxi, 400 – 800 IU vitamin D mỗi ngày là liều lượng cần thiết cho người trưởng thành. Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung canxi qua thực phẩm hoặc viên uống bổ sung canxi, thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá hay các loại rau bí, súp lơ, đậu nành… Cá tốt nhất là kho nhừ cả xương, sữa nếu dùng cho người béo, người tăng lipid máu thì nên dùng loại sữa đã tách kem. Hoặc bổ sung viên uống canxi nên uống canxi vào ban ngày, tránh uống buổi tối do dễ gây lắng đọng canxi tại thận gây sỏi thận, 1000mg chia 2 lần uống để hấp thu tốt nhất. Vitamin D đóng vai trò trong phòng loãng xương đồng thời còn là chất cần thiết để canxi trong thực phẩm bổ sung được hấp thu vào cơ thể, bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng thích hợp, ăn thực phẩm giàu vitamin D, thuốc bổ sung vitamin D.
Ngoài ra các khoáng chất khác như vitamin K, magie hay hormone estrogen tự nhiên cũng cần được bổ sung đầy đủ. Hạn chế ăn quá nhiều chất béo do cholesterol làm tăng phá hủy xương. Chế độ hoạt động thể lực hợp lý cũng cho tác dụng quan trọng trong phòng loãng xương nhờ làm tăng tính déo dai cơ bắp, hoạt động ngoài trời tăng tổng hợp vitamin D, giảm biến chứng ngã gãy xương.
Bổ sung nhiều các thực phẩm để phòng ngừa loãng xương
Bệnh loãng xương là căn bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau nên khi mắc bệnh cần sớm có phương pháp phòng ngừa và điều trị, tránh biến chứng xảy ra.
Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn