Search
Thứ Hai 31 Tháng 3 2025
  • :
  • :

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và biện pháp điều trị hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Vậy làm thế nào để nhận diện dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị hiệu quả là gì?

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và biện pháp điều trị hiệu quả

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và biện pháp điều trị hiệu quả

Nội dung bài viết

Tỉ lệ mắc bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết sởi là bệnh do virus sởi (Morbilivirus morbillarum) gây ra, với dấu hiệu đặc trưng là phát ban toàn thân. Sau khi ban biến mất, vết thâm còn lại, thường được gọi là “vằn da hổ”. Mỗi năm, toàn cầu ghi nhận khoảng 10 triệu người mắc bệnh sởi, trong đó có từ 100.000 đến 200.000 ca tử vong, chủ yếu là trẻ em.

Tại Việt Nam, dịch sởi đã bùng phát mạnh mẽ, với hơn 6.000 ca mắc và 147 ca tử vong. Nhóm trẻ từ 9 tháng đến 24 tháng tuổi, chưa được tiêm chủng, là đối tượng có nguy cơ cao nhất. Dịch sởi cũng đã xuất hiện tại nhiều địa phương.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi

Bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi có thể phát triển qua nhiều giai đoạn, và các dấu hiệu sẽ thay đổi tùy theo từng giai đoạn bệnh. Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh sởi là rất quan trọng để có phương án xử lý kịp thời. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi thay đổi qua 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh của sởi kéo dài từ 7 đến 21 ngày, trung bình là 10 ngày, từ khi trẻ bị nhiễm virus. Trong giai đoạn này, trẻ không có triệu chứng rõ ràng.
  • Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 4 ngày, trẻ có sốt cao và các triệu chứng viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc, viêm thanh quản, và có thể xuất hiện các đốm Koplik trong niêm mạc miệng. Một số trẻ có triệu chứng nhẹ và thoáng qua.
  • Giai đoạn phát ban: Trẻ sẽ sốt cao và phát ban đỏ, bắt đầu từ vùng sau tai, lan ra mặt, cổ và sau đó xuống cơ thể, tay chân. Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 5 ngày. Khi trẻ hạ sốt, ban sẽ lan rộng khắp cơ thể.
  • Giai đoạn hồi phục: Khi các triệu chứng bệnh dần biến mất, vết ban sẽ nhạt dần và bong ra theo thứ tự xuất hiện, để lại vết thâm đặc trưng “vằn da hổ”. Triệu chứng ho có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần sau khi ban hết.

Việc phát hiện sớm dấu hiệu bệnh sởi và đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị kịp thời sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng và đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh sởi: Nguy hiểm và khả năng lây lan

Trẻ dưới 1 tuổi mắc sởi là tình trạng rất nguy hiểm vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não, tiêu chảy nặng, và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ mắc sởi hoặc tiếp xúc với người bị bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để bác sĩ khám và điều trị đúng cách.

Bệnh sởi là bệnh lý thường gặp có khả năng lây lan rất nhanh, đặc biệt là qua không khí qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Virus sởi còn có thể tồn tại lâu trên các bề mặt và gây bệnh khi trẻ chạm vào. Ước tính tỷ lệ mắc bệnh sởi lên đến 90% ở trẻ chưa tiêm vaccine sau khi tiếp xúc với người bệnh, trong khi trẻ đã tiêm vaccine sẽ có mức độ bảo vệ cao hơn, mặc dù vẫn có khả năng mắc bệnh nhưng tỷ lệ thấp hơn.

Chẩn Đoán và điều trị bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi

Khi trẻ dưới 1 tuổi có dấu hiệu mắc bệnh sởi, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng sức khỏe và hỏi về tiền sử tiếp xúc của trẻ với người bị sởi. Để xác định chính xác virus gây bệnh, trẻ có thể cần thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm huyết thanh học hoặc phản ứng khuếch đại gen (RT-PCR).

Do bệnh sởi chưa có thuốc đặc trị, việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ cơ thể trẻ chống lại virus và ngăn ngừa biến chứng. Trẻ sơ sinh hoặc những trẻ có hệ miễn dịch yếu có thể cần phải nhập viện để được bác sĩ theo dõi và điều trị tích cực. Bố mẹ cần lưu ý không tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian hoặc dùng thuốc cũ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, vì điều này có thể khiến bệnh tình nặng thêm. Việc đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị đúng cách là rất quan trọng.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Biện pháp chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi mắc sởi và phòng ngừa

Trẻ mắc sởi cần được cách ly để tránh lây lan cho người khác. Người chăm sóc trẻ cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm như đeo khẩu trang, găng tay, và vệ sinh tay thường xuyên. Nếu trẻ sốt cao, có thể sử dụng thuốc hạ sốt như Acetaminophen hoặc Ibuprofen với liều lượng phù hợp. Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ, tắm rửa đúng cách và vệ sinh mũi họng bằng nước muối giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi và đau miệng. Đảm bảo trẻ ăn uống đầy đủ, chọn thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng. Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ, bố mẹ nên tăng cường số lần bú.

Bác sĩ Cao đẳng Y Sài Gòn lưu ý để phòng ngừa bệnh sởi, trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên cần được tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch. Đối với trẻ dưới 9 tháng, việc tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc sởi hoặc đang bị bệnh là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn, vì sữa mẹ không chỉ cung cấp dưỡng chất mà còn chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh tật.