Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Chuyên gia Điều dưỡng cho biết những nguyên nhân gây bệnh trĩ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Hiện nay, bệnh trĩ khá phổ biến và do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Vậy đó là những nguyên nhân nào và có điều trị được không?

Chuyên gia Điều dưỡng cho biết những nguyên nhân gây bệnh trĩ
Chuyên gia Điều dưỡng cho biết những nguyên nhân gây bệnh trĩ

Có những nguyên nhân nào gây nên bệnh trĩ ?

Theo các bác sĩ chuyên gia về sức khỏe tại Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ mà mọi người vẫn chủ quan như sau:

  • Căng thẳng: Khi căng thẳng, não sẽ sinh ra 1 chất gây áp lực lên cơ thể. Chất này làm cơ thể mệt mỏi, ức chế hệ tiêu hóa, giảm tính năng co giãn cơ vùng hậu môn dẫn đến bệnh trĩ.
  • Lười vận động: Nếu lười vận động, cơ thể sẽ nặng nề, lượng máu lưu thông chậm. Các cơ quan không có đủ lượng máu dẫn đến không có độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn hoạt động yếu. Lâu dần sẽ gây ra bệnh trĩ.
  • Trong bữa ăn không cung cấp đủ lượng chất xơ: Những người ăn ít chất xơ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Vì chất xơ giúp hệ bài tiết tiêu hóa tốt. Ăn ít chất này dễ gây táo bón, lâu dần phát triển thành trĩ.
  • Uống nước ít: Cơ thể có 80% là nước. Nước làm tuần hoàn máu tốt và hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày, cơ thể cần 2 lít nước. Nếu không đủ lượng nước, cơ thể sẽ mắc các bệnh về da và các bệnh tiêu hóa. Không đủ nước, hậu môn co bóp yếu dần hình thành bệnh trĩ.
  • Mang thai và sinh con: Khi mang thai, tử cung thai phụ phát triển, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Lúc này, trọng lượng thai nhi lớn dần dồn sức xuống vùng xương chậu, hậu môn gây nên chèn ép các tĩnh mạch, hình thành bệnh trĩ. Khi sinh em bé, các bà mẹ phải cố sức đưa em bé ra ngoài càng làm cho các tĩnh mạch, mao mạch,… ở vùng xương chậu, vùng hậu môn chịu tác động mạnh khiến bệnh nặng hơn.
  • Tuổi cao: Tuổi cao cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Bởi, người cao tuổi có hệ tiêu hóa kém, các cơ dọc ống hậu môn, cơ vòng suy giảm chức năng. Khi độ đàn hồi của cơ vòng kém đi cũng là lúc khiến tĩnh mạch trĩ không có chỗ neo sẽ trượt xuống hậu môn. Điều này gây nên hiện tượng táo bón và bệnh trĩ.
  • Đứng, ngồi quá lâu: Nếu phải đứng và ngồi lâu trong thời gian dài sẽ làm cho áp lực cơ thể dồn xuống hậu môn và trực tràng. Sau đó, lưu thông máu bị cản trở, gây tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch trĩ sưng phồng gây bệnh trĩ. Nhiều người sở dĩ phải đứng hoặc ngồi lâu do tính chất công việc như: Lái xe, công nhân may, nhân viên văn phòng, giáo viên…
  • Táo bón, tiêu chảy: Người bị táo bón, tiêu chảy phải đi vệ sinh liên tục khiến các tĩnh mạch, thành ruột tổn thương gây áp lực lên xương chậu và hậu môn. Điều này chiếm đến 80% nguyên nhân gây bệnh trĩ.
  • Làm việc nặng thường xuyên: Người làm việc nặng thường xuyên sẽ gây áp lực vùng ổ bụng xuống vùng hậu môn khiến các tĩnh mạch trĩ yếu đi. Lâu dần gây bệnh trĩ.

Cao đẳng Điều dưỡng luôn là ngành học hot năm 2019
Cao đẳng Điều dưỡng luôn là ngành học hot năm 2019

Có những loại trĩ như thế nào?

Bệnh trĩ có 3 loại: Trĩ nội, trĩ ngoại., trĩ hỗn hợp

  • Trĩ nội

Trĩ nội không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy nhưng lại đau hoặc bị kích ứng khi đại tiện. Lúc này bề mặt mỏng manh của búi trĩ bị tổn thương và chảy máu. Bạn có thể thấy máu tươi hoặc một chút máu lẫn trong bồn cầu. Niêm mạc phía trong không có các sợi thần kinh cảm giác nên trĩ nội không gây khó chịu cho người bệnh nhiều. Song cảm giác đầy trực tràng sau khi đại tiện sẽ có. Hoặc sự biến dạng có thể đẩy búi trĩ nội qua lỗ hậu môn. Nếu búi trĩ vẫn bị sa xuống sẽ đau liên tục, âm ỉ. Khi bị kích thích còn bị ngứa hoặc chảy máu.

  • Trĩ ngoại

Trĩ ngoại gây đau, chảy máu nhiều và tạo thành cục máu đông, còn gọi là huyết khối. Lúc này, người bệnh cảm thấy đau dữ dội và bị viêm. Khi bị kích thích, trĩ ngoại cũng ngứa và bị chảy máu nhiều.

  • Trĩ hỗn hợp

Là tổng hợp của 2 bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, xảy ra cùng lúc khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Bệnh có những biểu hiện đặc trưng như lồi búi trĩ, đại tiện ra máu, hậu môn thường xuyên ẩm ướt vì dịch nhầy từ ống trực tràng tiết ra gây viêm nhiễm, ngứa.

Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Để phòng ngừa bệnh trĩ cần làm theo các hướng dẫn sau:

  • Tập thói quen đi đại tiện đều đặn hằng ngày và vào 1 giờ cố định, mỗi ngày 1 lần
  • Thường xuyên tập thể dục như: Đi bộ, tập yoga, bơi lội,…
  • Không sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, nước ngọt…
  • Không dùng đồ cay nóng
  • Uống đủ nước, tối thiểu mỗi ngày 2 lít nước
  • Ăn nhiều rau củ quả
  • Vệ sinh cơ thể và hậu môn sạch sẽ

Nguồn: Bệnh chuyên khoa