Đột quỵ là một bệnh nguy hiểm có thể gây chết người. Do vậy, chúng ta cần phải nhận biết dấu hiêu và đề phòng những hậu quả nguy hiểm nhất có thể xảy ra.
- Nguyên nhân và cách phòng chống chứng đột quỵ
- Dấu hiệu nhận biết và các dạng của chứng bệnh đột quỵ
- Hướng dẫn cách chăm sóc người già sau đột quỵ
Chuyên gia Điều dưỡng cho biết những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Cùng tìm hiểu bệnh đột quỵ cùng chuyên gia
Đột quỵ hay còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não. Nó là tình trạng lượng máu lên não bị ngắt đột ngột do tắc mạch hoặc do chảy máu não. Lúc này, các tế bào nhu mô não không có máu nuôi và bị tổn thương dẫn đến hoại tử. Hậu quả trước mắt có thể gặp phải là liệt người, hôn mê, rối loạn cảm giác và cuối cùng là tử vong.
Theo thống kê khoa học, một khi đột quỵ xảy ra, 90% bệnh nhân phải đối mặt với những hậu quả nặng nề nhất và khoảng 10% số bệnh nhân có thể tự phục hồi sau đột quỵ. Đột quỵ là một bệnh nguy hiểm, đứng thứ hai sau ung thư và là nguyên nhân hàng đầu gây sa sút trí tuệ ở người lớn. Hằng năm toàn thế giới phải chi hằng tỷ đô la cho chi phí điều trị của những bệnh nhân này.
Đột quỵ được chia thành hai thể:
- Chảy máu não.
- Đột quỵ thiếu máu não.
Đột quỵ do chảy máu não thường chiếm tỷ lệ cao khoảng 80 -85%, chủ yếu do tắc mạch máu từ tim, xơ vữa động mạch hoặc mốt số nguyên nhân khác gây co mạch. Đột quỵ do chảy máu não thường chiếm khoảng 15 -20%, chiếm tỷ lệ ít nhưng để lại hậu quả nặng nề, thường xuất hiện ở những người trẻ, người trung niên trong độ tuổi 30 -35 tuổi. Tuy nhiên, cả hai loại đột quỵ này đều để lại những hậu quả nặng nề như tử vong, tàn tật, sa sút trí tuệ.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ.
Theo các chuyên gia Cao đẳng điều dưỡng cho biết: Đột quỵ thường xảy ra ở những người trung niên, bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử xơ vữa động mạch, lao động gắng sức ở tư thế gò bó kéo dài, sinh hoạt không hợp lý, ít vận động thể dục thể thao. Những đối tượng này có thể gặp phải cơn đột quỵ bất kỳ lúc nào với các dấu hiệu sau đây:
- Thứ nhất: Yếu đột ngột yếu nửa người hoặc một bên cơ thể
- Thứ hai: Khó nói, nói ngọng, líu lưỡi
- Thứ ba: Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, loạng choạng
- Thứ tư: Mù một mắt hoặc hai mắt
- Thứ năm: Đột ngột đau đầu như búa bổ mà không thể tìm ra nguyên nhân.
Ngoài ra, chúng ta có thể chẩn đoán chính xác hơn với các dấu hiệu có thể gợi ý thế nào là đột quỵ cháy máu não và đột quỵ thiếu máu não. Đột quỵ thiếu máu não thường xảy ra vào ban đêm về sáng và thường ở người trung niên, cao tuổi diễn ra từ từ, mức độ liệt tăng dần lên, ít có nôn, ít rối loạn cơ tròn. Khi có dấu hiệu này, phải đưa ngay bệnh nhân đến viện từ 3 – 4,5 giờ vì chúng ta chần chừ sẽ mất cơ hội của người bệnh. Đặc biệt đột quỵ là yếu liệt nửa người. Dấu hiệu đột quỵ do chảy máu não thường xảy ra trong lúc hoạt động lao động, gắng sức, hội họp, hiện tượng xảy ra rầm rộ hơn như người bệnh kích thích vật vã, đau đầu, buồn nôn, huyết áp tăng đột ngột.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chính quy
Chúng ta có thể đề phòng đột quỵ như thế nào?
Chúng ta có thể dự phòng đột quỵ ở người trung niên, người cao tuổi không có yếu tố nguy cơ bằng cách duy trì huyết áp 130/80mmHg, cần xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học. Ngoài ra, chúng ta phải thư giãn, tránh stress, căng thẳng và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Xây dựng một chế độ ăn uống giàu rau quả xanh, hoa quả chín, hạn chế mỡ động vật ăn ít phủ tạng, không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu bởi đây là nguy cơ trường diễn gây đột quỵ mà chúng ta không biết.
Từ trung niên trở đi bắt buộc đo huyết áp hàng ngày, sáng chiều tối chúng ta ghi vào sổ, những cơ tăng huyết áp rất dễ đến đột quỵ. Khi có tiền sử tăng huyết áp chúng ta phải đến thầy thuốc, phải uống theo giờ quy định, tất cả chỉ có khả dụng sinh học trong 4 tiếng, không được bỏ thuốc.
Nhìn chung, đột quỵ rất nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nặng nề. Do vậy, mỗi người chúng ta cần phải biết cách nhận biết và đề phòng một cách tốt nhất.
Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn