Bệnh hen suyễn là một căn bệnh mạn tính, bệnh có thể chữa khỏi dứt điểm được không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm.
- Người bị bệnh hen suyễn nên ăn gì và kiêng gì?
- Khi chuyển mùa bệnh hen suyễn thường dễ xuất hiện
- Các dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn có thể chữa khỏi dứt điểm được không?
Bệnh hen suyễn là một bệnh lý mãn tính đường hô hấp và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Người bị hen suyễn có các triệu chứng như: ho, khó thở, nặng ngực, hay gặp về đêm khuya hoặc buổi sáng. Nếu bệnh nhân không được điều trị sớm thì có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn phế quản, suy hô hấp, xẹp phổi, tâm phế mãn tính, tràn khí màng phổi, ngừng hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Bệnh hen suyễn có thể chữa khỏi dứt điểm không?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi được hoàn toàn, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể kiểm soát được. Do vậy người bệnh cần đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh và được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Mục tiêu của việc điều trị bệnh hen suyễn là kiểm soát tốt bệnh hen suyết, giúp người bệnh phòng ngừa các triệu chứng như ho, khó thở; duy trì tốt chức năng của phổi; giảm nhu cầu dùng các loại thuốc cắt cơn hen; duy trì mức độ hoạt động bình thường và có giấc ngủ ngon suốt đêm; phòng ngừa các cơn hen phải cấp cứu hoặc nhập viện.
Để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn, người bệnh cần kiểm soát triệu chứng và giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc. Bệnh nhân cần biết được các yếu tố kích phát cơn hen để phòng tránh.
Trường hợp bệnh nhân phải dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê thuốc cắt cơn khi có đợt cấp kèm theo thuốc điều trị dự phòng. Điều trị dự phòng trong hen phế quản rất quan trọng, thuốc được dùng lâu dài, có khi kéo dài hàng năm. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ đánh giá đáp ứng thuốc tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng hen phế quản của người bệnh để quyết định tăng hay giảm liều thuốc điều trị.
Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn
Những điều chỉnh cần thiết trong cuộc sống đối với bệnh nhân hen suyễn.
Ngoài việc điều trị theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, người bệnh cần có một số thay đổi trong lối sống hàng ngày để phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Người bệnh hen suyễn nên tránh xa các dị nguyên gây dị ứng như thức ăn gây dị ứng, bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá, lông chó mèo, các loại sợi bông, sợi nhân tạo của chăn đệm, tránh stress…
Bên cạnh đó, một phương pháp khác cũng rất hiệu quả đối với người bệnh hen suyễn đó là tập thở, yêu cầu người bệnh phải kiên trì rèn luyện. Động tác thực hiện như sau: Tập thở bụng, dùng co giãn của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều oxy nhất và khi thở ra tống được hết khí cặn ra ngoài. Mỗi ngày bệnh nhân nên dành ra 2 – 3 lần, mỗi lần 20-30 phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh để cải thiện và nâng cao khả năng hô hấp.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về câu hỏi bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Nguồn: Bệnh chuyên khoa tổng hợp.