Bệnh cúm là một bệnh thường gặp viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm. Bệnh lây truyền nhanh và thường trở thành dịch.
Biểu hiện, triệu chứng bệnh cúm:
– Bệnh cúm có nhiều thể lâm sàng, thể thường gặp là: sau thời gian nung bệnh ngắn, khoảng một ngày, bệnh khởi phát rất đột ngột: sốt, rét run nhiều lần trong ngày, thân nhiệt tăng lên 39-400 ngay ngày đầu, kéo dài 3-5 ngày kèm theo là mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đầu đau như búa bổ, đau các cơ xương khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, mặt bừng bừng, mắt chói, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam, miệng đắng, buồn nôn, táo bón. Sau đó nhiệt độ giảm dần, các triệu chứng toàn thân giảm dần trong 5-7 ngày. Một số bệnh nhân cao tuổi hay bị mệt nhược kéo dài, sự bình phục chậm.
– Bệnh cúm ở trẻ em dưới 5 tuổi thường nhẹ, sốt như cảm lạnh. ở tré sơ sinh, biểu hiện: viêm tai, viễm chũm, viêm thanh quản cấp, có khi nhiễm độc thần kinh nặng nề.
– Ngoài ra còn nhiều thể không rõ triệu chứng hoặc thể nhẹ, giống cảm lạnh: chỉ có hắt hơi, sổ mũi, ho, có thể gặp thể nặng, rất nặng do biến chứng hô hấp, tim mạch, thần kinh.
Ðiều trị bệnh cúm:
– Thuốc: hạ sốt, súc miệng bằng nước muối, nhỏ mũi. Không dùng kháng sinh để dự phòng biến chứng bội nhiễm
– Chủ yếu là điều trị triệu chứng đối với thể không biến chứng: điều trị tại nhà, nghỉ ngơi, nằm giường, uống nhiều nước, dùng thức ăn lỏng ấm, bổ, đủ vitamin, giàu vitamin C
Bệnh chuyên khoa hướng dẫn cách phòng lây nhiễm dịch cúm:
– Khi phát hiện bệnh nhân, nên cách li tại nhà, cách li phân tán không tập trung
– Khi chớm bệnh cúm, cần kịp thời triển khai các biện pháp phòng bệnh ngăn chặn dịch lan truyền
– Khi bệnh lan tràn thành dịch, cần tạm thời đóng cửa các trường học, không tổ chức các buổi tập trung đông người
– Khi tiếp xúc với bệnh nhân thì người lành, nhân viên y tế mang khẩu trang dày 4 lớp gạc, tránh tiếp xúc với người bệnh ở khoảng cách gần (dưới 1m).
– Dùng các biện pháp dự phòng đặc hiệu: kháng virus, interferon, vacxin…
Nguồn: Tài liệu tham khảo