Search
Thứ Hai 25 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Bệnh Sốt phát ban và những điều bố mẹ cần lưu ý

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh sốt phát ban là một tình trạng gây sốt và xuất hiện các đốm đỏ trên da? Những câu hỏi thường gặp khi trẻmắc căn bệnh này? Cùng tham khảo bài viết dưới đây

Bệnh sốt phát ban là gì?

Theo các bác sĩ bệnh chuyên khoa, Bệnh sốt phát ban là một bệnh phổ biến, thường xuất hiện ở trẻ em, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Phần lớn trẻ em trải qua ít nhất một lần trong đời bị bệnh này, với triệu chứng chính là sốt và sự xuất hiện của các vết chấm đỏ rải rác trên toàn cơ thể.

Bệnh sốt phát ban lây theo đường nào?

Bệnh sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp khi người khác hít phải các giọt nước bị nhiễm khuẩn từ người bệnh khi họ hoặc hắt hơi. Các giọt nước này chứa vi trùng gây bệnh và có thể là nguồn lây nhiễm cho người khác nếu họ tiếp xúc với chúng thông qua hô hấp.

Biểu hiện bệnh sốt phát ban b như thế nào?

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội Biểu hiện của sốt phát ban do sởi thường bao gồm sốt cao, ho, sổ mũi, mắt đỏ, và sau đó là ban toàn thân. Trước khi xuất hiện ban, trẻ thường khó chịu, quấy khóc nhiều. Sau khi ban xuất hiện, sốt thường giảm và trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu nguyên nhân là rubella, thường đi kèm với sốt nhẹ hoặc không sốt, và ban sẽ nổi lên nhanh chóng trên toàn cơ thể. Đa số trẻ bị rubella có thể có tiêu chảy hoặc phân lỏng.

Trẻ bị bệnh sốt phát ban có nguy hiểm không?

Sốt phát ban ở trẻ em thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh ban đào hoặc rubella, thường không xuất hiện biến chứng nghiêm trọng ở trẻ em. Nguy cơ chủ yếu liên quan đến phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu có bệnh ban đào, có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và dẫn đến sẩy thai, sinh non, hoặc thai nhi có thể mắc các vấn đề về sức khỏe.

Bệnh sốt phát ban có cần phải nhập viện không?

Bệnh sốt phát ban thường có thể được điều trị tại nhà. Trẻ có thể được cho uống thuốc hạ sốt nếu cần, thuốc giảm ho, nên được đảm bảo uống đủ nước và ăn thức ăn dễ tiêu. Tuy nhiên, chỉ khi trẻ có triệu chứng như sốt cao không giảm, thở mệt, tiêu phân có máu, chảy mủ tai, co giật hoặc hôn mê, thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chăm sóc và điều trị chuyên nghiệp.

Để phòng ngừa bệnh sốt phát ban?

Việc phòng tránh rất khó vì trẻ bị bệnh có thể lây nhiễm cho trẻ khác ngay cả khi chưa có dấu hiệu phát ban xuất hiện.

Trẻ bị sốt phát ban có nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng tắm, kiêng ăn

Trẻ bị sốt phát ban không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng tắm, hoặc kiêng ăn. Lý do là vì việc kiêng gió và kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ và không vệ sinh cơ thể có thể gây khó khăn trong việc hạ sốt và dễ dẫn đến co giật do sốt cao. Nếu không tắm hoặc vệ sinh cơ thể, trẻ có thể cảm thấy không thoải mái và dễ mắc nhiễm trùng da hoặc phát triển biến chứng viêm phổi.

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết thêm Tránh để trẻ bị lạnh và không nên kiêng ăn, vì việc kiêng ăn có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, làm giảm sức đề kháng của trẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhiễm trùng. Thay vào đó, nên khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn so với lượng bình thường, chia thành nhiều bữa nhỏ và ưa thích thức ăn dễ tiêu hóa.