Triệu chứng viêm phổi có thể bị nhầm lẫn với các chứng cảm cúm, dị ứng mũi… Nếu không nhận biết sớm, bệnh dễ trở nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thời tiết đang vào lúc giao mùa, con người đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi rất dễ mắc những bệnh thường gặp như: viêm phổi, cảm cúm, phát ban… Trong đó, bệnh viêm phổi là bệnh thường dễ bị mắc phải nhất. Các triệu chứng viêm phổi có thể thay đổi từ mức độ nhẹ mà bạn hầu như không nhận ra, đến mức độ nặng cần phải nhập viện để được chăm sóc tế đúng cách.
Theo đó, các dấu hiệu viêm phổi hoặc triệu chứng viêm phổi được chia thành 2 loại bao gồm:
1. Triệu chứng viêm phổi điển hình
Dấu hiệu viêm phổi điển hình ở trẻ em
Trẻ dưới 1 tuổi có thể không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng phổi nào. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể xuất hiện các dấu hiệu viêm phổi sau đây:
- Nôn
- Ho, sốt
- Đuối sức
- Ăn kém, bú kém do khó thở
Theo bác sĩ, giảng viên Tô Lân hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn: Đối với trẻ lớn hơn 1 tuổi, các dấu hiệu viêm phổi có thể rõ ràng hơn. Sau khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên nhẹ như sổ mũi và ho nhẹ, tình trạng viêm phổi của trẻ em có thể trở nặng đột ngột với các triệu chứng sau đây:
- Sốt: Đôi khi viêm phổi ở trẻ em chỉ xuất hiện dấu hiệu duy nhất là sốt.
- Cánh mũi phập phồng (nasal flaring), co rút liên sườn (intercostal retraction), co lõm ngực: Những triệu chứng này thường là dấu hiệu khi trẻ khó thở.
- Thở khò khè: Triệu chứng thở khò khè khá phổ biến, đặc biệt là bệnh viêm phổi do virus.
- Chứng xanh tím (cyanosis): Đây là triệu chứng cho thấy sự biến màu hơi xanh tím của da hoặc niêm mạc, các mô gần bề mặt da, mũi và ngón tay, điều này có nghĩa là trẻ bị thiếu oxy, không nhận đủ oxy trong máu.
- Nôn mửa: Triệu chứng viêm phổi này thường là do trẻ gặp khó khăn khi thở.
- Ho: Triệu chứng có thể là ho khan hoặc ho có đờm, dịch đờm có thể trong, trắng, xanh vàng hoặc thậm chí có máu.
- Nhịp hô hấp tăng (thở nhanh): Nhịp hô hấp tăng là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo bệnh viêm phổi ở trẻ em.
Triệu chứng viêm phổi điển hình ở người lớn
Ở người lớn hơn 65 tuổi có xu hướng ít xuất hiện các triệu chứng hơn so với người trẻ tuổi, thường gặp ở các biểu hiện như:
Sốt: Viêm phổi có thể gây triệu chứng sốt hay không còn tùy đối tượng. Đau ngực: Bạn có thể có cảm giác đau, nhói dưới xương ức, nặng ngực hơn khi hít thở sâu hoặc ho.
Ho thường xuyên: Triệu chứng ho có đờm với dịch đờm có thể màu xanh lá cây, vàng hoặc kèm theo máu.
Mệt mỏi, đau cơ: Viêm phổi có thể khiến cơ thể bạn bị mệt mỏi kèm sốt gây đau cơ hoặc đau khớp.
Khó thở: Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn này khiến người bệnh có cảm giác như không thể có đủ không khí để hít vào dù cố gắng. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy khi cơ thể hoạt động mạnh.
Đổ mồ hôi, ớn lạnh: Bạn có thể cảm thấy ớn lạnh dù trong căn phòng ấm hoặc đã đắp chăn. Bạn cũng có thể bị đổ mồ hôi và lạnh run tới mức răng đánh lập cập vào nhau.
Nhức đầu: Triệu chứng này ít khi xảy ra và thường xuất hiện khi bạn bị sốt.
Thay đổi nhận thức: Xảy ra phổ biến hơn ở người lớn trên 65 tuổi, họ có thể bị mê sảng hoặc lẫn lộn.
Nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường: Triệu chứng này thường xảy ra ở người lớn trên 65 tuổi và ở những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch.
Màu da xám hoặc hơi xanh: Điều này thường xảy ra xung quanh miệng do không nhận đủ oxy trong máu. Bạn cũng có thể buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
2. Triệu chứng viêm phổi không điển hình
Dấu hiệu viêm phổi hay triệu chứng viêm phổi không điển hình có xu hướng khó nhận biết hơn viêm phổi điển hình. Trong thực tế, bạn có thể hoạt động bình thường mà không gặp quá nhiều vấn đề sức khỏe. Bất cứ ai đều cũng có thể mắc phải viêm phổi không điển hình, chứng bệnh này thường lây nhiễm chủ yếu ở người dưới 40 tuổi.
Triệu chứng viêm phổi không điển hình ở trẻ em
Các triệu chứng đầu tiên của viêm phổi không điển hình ở trẻ em có thể giống như một cơn cảm lạnh, cảm cúm, thường bắt đầu với triệu chứng sốt, đau họng và đau đầu. Triệu chứng ho khan có thể trầm trọng hơn vào ban đêm. Một số triệu chứng khác bao gồm:
- Đau cơ
- Khó thở
- Tiêu chảy
- Đau ngực
- Phát ban da
- Cảm giác ớn lạnh
- Có tiếng rít, khò khè ở ngực…
Triệu chứng viêm phổi không điển hình ở người lớn
Triệu chứng phổ biến nhất ở người lớn là ho khan ban đầu, dần dần có thể chuyển sang ho có đờm. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Đau ngực
- Viêm họng
- Thở khò khè
- Sốt nhẹ, có thể rét run, kèm ớn lạnh…
Phòng ngừa bệnh viêm phổi bằng cách nào?
Theo bác sĩ Điều dưỡng Nguyễn Liên chia sẻ: Để phòng ngừa bệnh viêm phổi và đặc biệt là viêm phổi nặng, nên:
Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn từ người sang người.
Điều trị triệt để các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt.
Tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm 1 lần: Tất cả các đối tượng trên 6 tháng tuổi.
Tiêm vaccine phế cầu 5 năm/lần: Người bị bệnh hô hấp mạn tính, đái tháo đường, bệnh gan mạn tính, bệnh thận mạn, tình trạng suy giảm miễn dịch, bệnh tim mạn, dò dịch não tủy, không có lách hoặc thiếu hụt bổ thể, nghiện rượu, người lớn tuổi.
Tiêm các loại vaccine chống virus, vi khuẩn khác theo nhu cầu.
Quản lý tốt các bệnh lý nền như đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, bệnh gan mạn tính, bệnh thận mạn tính…
Không hút thuốc lá, thuốc lào.
Hạn chế uống rượu bia.
Giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh.
Có lối sống lành mạnh giúp tăng sức đề kháng: ăn uống cân bằng dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ.
Tất cả các trường hợp có biểu hiện của viêm phổi hoặc nghi ngờ viêm phổi đều cần đến gặp bác sĩ để khám, chẩn đoán và điều trị. Người bệnh không nên chủ quan, tự điều trị hay tự mua thuốc kháng sinh về uống. Điều trị không đúng cách có thể dẫn đến bệnh nặng hơn, gây ra biến chứng và làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh.
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường