Đi ngoài phân lỏng là triệu chứng hay gặp của bệnh tiêu chảy? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này
- Tham khảo những cách giúp giảm huyết áp hiệu quả
- Những dấu hiệu bất thường cảnh báo hệ tiêu hóa có vấn đề
- Dấu hiệu nhận biết và điều trị bệnh tiểu đường type 1 như thế nào?
Những nguyên nhân nào gây nên tiêu chảy?
- Nhiễm khuẩn đường ruột
Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, đây là nguyên nhân chính gây tiêu chảy, xảy ra khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, dẫn tới ngộ độc. Ngoài ra, việc ăn rau sống, gỏi, đồ tái sống… được tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ truyền vi khuẩn, các loại kí sinh trùng,…
- Vệ sinh kém
Giữ vệ sinh kém cũng có thể lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng.
- Rối loạn vi sinh đường ruột
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển gây rối loạn tiêu hoá.
- Không hấp thu đường
Ở một số người có cơ địa không dung nạp được các loại đường như: lactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa… khi họ ăn những thực phẩm chứa các loại đường này thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài.
- Ngộ độc thực phẩm
Có thể do người bệnh sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại. Với các biểu hiện như đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao…
- Hội chứng ruột kích thích
Đây là bệnh rối loạn chức năng đường tiêu hoá mạn tính, hay tái phát. Biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng ở đại tràng. Một số bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích có thể bị tiêu chảy do nhu động ruột co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn.
Viêm đại tràng
Bệnh do nhiễm vi khuẩn (Shigella, Samonella…), ký sinh trùng, nấm hoặc ngộ độc hóa chất gây nên. Ngoài ra, còn từ một số nguyên nhân như: rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, căng thẳng tâm lý… Người bệnh thường bị rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng tiêu chảy.
Triệu chứng và dấu hiệu tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy thì đi ngoài phân luôn lỏng hơn bình thường, dù số lần đi ngoài có tăng hay không. Các triệu chứng khác đi kèm bao gồm sốt, nôn, buồn nôn, đi ngoài có máu, mủ hay nhầy mũi.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy
Theo các bác sĩ bệnh chuyên khoa cho biết, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp đơn giản phòng ngừa bệnh tiêu chảy như sau:
- Ăn chín uống sôi
- Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất
- Hạn chế ăn các thức ăn khiến cơ thể bị dị ứng.
- Vệ sinh các dụng cụ ăn uống sạch sẽ
- Tìm hiểu kỹ thành phần và tác dụng của thuốc uống để hạn chế tiêu chảy
- Không tập luyện quá sức vì có thể gây giãn lỏng ống trực tràng
- Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp
- Khám sức khỏe định kỳ từ 1 – 2 lần mỗi năm để theo dõi tốt tình trạng sức khỏe