Bệnh mạch vành là tên gọi chung của một nhóm các bệnh lý liên quan đến mạch vành và chia thành nhiều dạng bệnh lý, mỗi dạng có những triệu chứng và nguy hiểm khác nhau.
- Tham khảo những cách giúp giảm huyết áp hiệu quả
- Những dấu hiệu bất thường cảnh báo hệ tiêu hóa có vấn đề
Nguyên nhân bệnh mạch vành
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng chia sẻ nguyên nhân gây bệnh mạch vành chủ yếu là do chứng xơ vữa động mạch làm hẹp lòng mạch, thường gặp ở người trung niên, lớn tuổi, bị bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, thừa cân, béo phì, thường xuyên hút thuốc lá.
Triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành là các cơn đau thắt ngực trái, cảm giác đau như bóp nghẹt, đau như thắt hay đè nặng, sau xương ức, lan lên cằm, lên vai trái và lan xuống cánh tay trái, xuất hiện có tính chất quy luật, tăng lên sau gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh,… kéo dài 3-15 phút, đau ngực đỡ khi nghỉ ngơi hoặc khi dùng nitroglycerin. Ngoài ra, cũng có khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh mạch vành có triệu chứng: Mệt mỏi, khó thở, thở hụt hơi, đặc biệt là khi gắng sức.
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ vữa mạch vành giúp phát hiện bệnh mạch vành sớm gồm: tăng huyết áp; rối loạn lipid máu; tiểu đường; hút thuốc lá; tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim sớm (nam trước 55 tuổi và nữ trước 65 tuổi); tuổi cao.
Phương pháp điều trị bệnh mạch vành
Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có các chỉ định xét nghiệm phát hiện bệnh mạch vành: Điện tâm đồ lúc nghỉ và lúc gắng sức, siêu âm tim lúc nghỉ và lúc gắng sức hoặc dobutamine, chụp X quang tim phổi, men tim, chụp nhấp nháy đồng vị phóng xạ có gắng sức, hụp cắt lớp vi tính đa lát cắt (MSCT), chụp động mạch vành cản quang (hay còn gọi là chụp DSA động mạch vành)…
Sau khi được chẩn đoán xác định bệnh mạch vành, tùy vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng, mức độ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành bao gồm:
- Điều trị nội khoa (dùng thuốc điều trị bệnh mạch vành): Mục đích của điều trị bệnh mạch vành bằng phương pháp nội khoa là nhằm hạn chế và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, đồng thời cải thiện lượng máu đến nuôi tim. Dược sĩ cao đẳng dược tphcm cho biết một số loại thuốc điều trị bệnh mạch vành được dùng trong điều trị nội khoa là: Thuốc giãn mạch vành (Nitroglycerin, Nitromint, Risordan, …), thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (Aspirin, Plavix, Ticlid, …), thuốc chẹn beta giao cảm (Atenolol, Bisoprolol, Metoprolol, …).
- Nong và đặt stent lòng mạch: Mục đích của nong và đặt stent lòng mạch là nhằm tái thông lòng mạch vành bị hẹp bằng bóng và ống kim loại (stent).
- Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch chủ và động mạch vành: Mục đích của phẫu thuật bắc cầu nối động mạch chủ – vành cũng nhằm tái thông lòng mạch vành bị hẹp, từ đó giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim.
- Tái thông bằng laser: Mục đích của tái thông lòng mạch với tia laser nhằm hỗ trợ làm giảm các cơn đau thắt ngực.
Bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý bệnh mạch vành nếu không điều trị có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, thậm chí có thể gây tử vong nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Do đó người bệnh không được chủ quan mà cần thăm khám sức khỏe định kỳ, nghỉ ngơi điều độ.