Bệnh trĩ căn bệnh gây khá nhiều phiền toái từ công việc đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, vậy khi bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng kị ăn những gì để bệnh mau thuyên giảm
- Những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ và cách phòng ngừa
- Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường
- Những chấn thương hay gặp nhất ở đầu gối
Người bị bệnh trĩ nên và không nên ăn những loại thực phẩm nào?
Các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết bệnh trĩ là sự phồng lên của một hoặc nhiều tĩnh mạch.
Có hai loại trĩ: trĩ nội và trĩ ngoại
Vị trí của trĩ nội là nằm ở dưới trực tràng và phần trên của hậu môn còn vị trí của trĩ ngoại nằm ở hậu môn. Đối với bệnh trĩ thường hay gặp ở những người ít hoạt động, ngồi một chỗ nhiều, nhất là dân văn phòng
Người bệnh trĩ nên ăn những thực phẩm nào?
- Thức ăn có chứa nhiều chất xơ
Chất xơ trong thực phẩm có một vai trò dự trữ nước đáng kể trong ruột, có tác dụng làm mềm phân dễ dàng di chuyển ra ngoài. Có thể tìm qua một số loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ như: rau xanh, măng, chuối, ngũ cốc, súp lơ, cam quýt…
- Uống nhiều nước
Người bệnh trị nên uống nhiều nước, có thể là nước suối, nước canh, nước ép trái cây, sinh tố… nước có tác dụng làm mềm phân và thành phần Vitamin trong nước trái cây giúp cho cơ thể sở hữu một lượng đề kháng cao
- Thực phẩm có chứa nhiều chất sắt
Người bệnh trĩ cần cung cấp lượng máu để bù đắp lại lượng máu đã mất bằng việc bổ sung những thực phẩm chứa nhiều sắt. Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất sắt như: gan động vật, thịt bò, mè đen, bông cải xanh,…
Người bị bệnh trĩ nên và không nên ăn những loại thực phẩm nào?
- Các loại dầu
Bổ sung dầu trái cây để giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn và bổ sung đủ chất dinh dưỡng, chẳng hạn như người bệnh có thể cho thêm một ít dầu oliu hoặc dầu táo vào món rau trộn hoặc có thể nhỏ vài giọt dầu cá vào tô canh nóng
Những loại thực phẩm mà người bệnh trĩ không nên ăn
Người mắc bệnh trị cần hạn chế hoặc không nên ăn các loại thực phẩm sau đây
- Hạn chế ăn muối, các loại thực phẩm cay, nóng, cà phê, mù tạt… sẽ làm nóng, rát hậu môn
- Không sử dụng nước ngọt có ga vì sẽ gây nên áp lực cho ruột
- Không uống nhiều bia rượu… làm cho cơ thể thêm nóng trong người và gây ngứa hậu môn
- Các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm phẩm chiên xào hạn chế ăn
Cùng với việc ăn uống kiêng kị thì người bệnh cũng nên kết hợp rèn luyện thể dục thể thao đều đặn. Nếu là dân văn phòng thì nên tập thói quen đứng lên ngồi xuống, không nên ngồi mãi một chỗ. Nên đứng dậy thực hiện một vài động tác sau 30 phút làm việc và nên chuẩn bị sẵn chai nước trên bàn làm việc để tránh trường hợp lười đi uống nước.
Nếu tình hình bệnh không được cải thiện mà càng đau nặng thì nên đến bác sĩ bệnh chuyên khoa để kiểm tra lại và đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp hơn