Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ, trong đó có trẻ sơ sinh. Mỗi năm thế giới có 3-5 triệu trẻ tử vong vì tiêu chảy. Tiêu chảy là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng và nhiễm trùng, tạo nên vòng bệnh lý luẩn quẩn, gây tốn kém cho gia đình và trở thành gánh nặng của toàn xã hội.
- Viêm dạ dày cấp và những điều cần biết
- Dấu hiệu cảnh báo và cách phòng tránh đột quỵ chính xác nhất
- Một số bệnh thường gặp ở tim
Nội dung bài viết
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì?
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM cho hay: Tiêu chảy (diarrhea) là tình trạng thường gặp ở trẻ, biểu hiện qua việc đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày.
Tiêu chảy thường có liên quan đến nguyên nhân nhiễm khuẩn, đây là tình trạng thường gặp nhất gây ra do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột.
Virus là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ, trong đó có rotavirus, vi khuẩn salmonella và ký sinh trùng giardia. Tại Việt Nam, cứ 2 trẻ nhập viện do tiêu chảy cấp thì có 1 trẻ nhiễm virus rota. Cùng với phân lỏng hoặc nước, các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus thường bao gồm nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu và sốt.
Dị ứng, kích thích sữa mẹ cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng gồm nôn mửa và thường kết thúc trong 24h nếu phát hiện và xử trí kịp thời.
Các loại tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Các Bác sĩ của trang tin tức Bệnh chuyên khoa cho biết: Tiêu chảy là đi tiêu phân lợn cợn hoặc phân lỏng liên tục một cách bất thường kéo dài gần 14 ngày, được phân loại như sau:
Tiêu chảy do bị kích thích bài tiết
Là tiêu chảy do tăng sự kích thích hoặc do không dung nạp do độc tố của khuẩn tả làm kích thích bài tiết ion âm, đặc biệt là ion clorua. Ngay cả khi không ăn, tình trạng tiêu chảy vẫn tiếp tục.
Tiêu chảy thẩm thấu
Là tình trạng tiêu chảy khi có quá nhiều nước được kéo vào ruột hoặc do tiêu hóa kém (do mắc bệnh về tụy hoặc bệnh Coeliac), do các thuốc nhuận tràng thẩm thấu gây ra ( thuốc này hoạt động làm dịu chứng táo bón bằng cách kéo nước vào ruột).
Tiêu chảy rỉ mủ
à loại tiêu chảy trong phân có lẫn máu và mủ. Tiêu chảy này thường do các bệnh viêm đường ruột, như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng như E.coli, hay những dạng ngộ độc thực phẩm gây ra.
Kiết lỵ
Là tình trạng tiêu chảy có kèm máu thấy rõ trong phân. Máu là dấu hiệu cho thấy mô ruột bị xâm lấn. Lỵ là một trong các triệu chứng của bệnh Shigella, Entamoeba histolytica, và Salmonella.
Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Nhấn mạnh về vai trò của sữa mẹ trong những tháng đầu đời của trẻ, bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là cách tốt nhất giúp giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Lượng đường trong sữa mẹ dễ chuyển hóa thành đường sữa, giúp vi khuẩn axit lactic phát triển, ức chế sự sinh sôi trực khuẩn đại tràng, giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ.
Ngoài ra, cần phải chủ động cải thiện tình trạng vệ sinh nơi ở, sử dụng nguồn nước sạch. Mẹ cần phải rửa tay sạch trước khi cho trẻ bú, thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, không uống nước lã và các thực phẩm chưa chín kỹ. Xử lý phân trẻ nhỏ vệ sinh, an toàn.
Cho trẻ uống vắc xin Rotavirus ngay từ 6 tuần tuổi là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus. Hiện nay, Hệ thống tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC có đầy đủ các loại vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus dành cho trẻ với lịch uống như sau:
- Vắc xin Rotarix (Bỉ): uống 2 liều; liều đầu tiên lúc 6 tuần tuổi, liều thứ 2 sau liều đầu tiên 4 tuần. Cần uống đủ 2 liều trước 24 tuần tuổi.
- Vắc xin Rotateq (Mỹ): uống 3 liều; liều đầu tiên trong khoảng 7-12 tuần tuổi, 2 liều còn lại cách nhau 1 tháng, liều thứ 3 phải kết thúc trước tuần thứ 32.
- Vắc xin Rotavin-M1 (Việt Nam): uống 2 liều; liều đầu tiên uống khi trẻ được 6 tuần tuổi, liều thứ 2 uống sau liều đầu tiên 1-2 tháng. Cần uống đủ 2 liều trước khi trẻ được 6 tháng tuổi.