Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Những điều cần phải biết về bệnh tăng đường huyết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Bệnh tăng đường huyết là một bệnh rất nguy hiểm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu chúng ta không hiểu biết, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Những điều cần phải biết về bệnh tăng đường huyết

Bệnh tăng đường huyết gây tác động trực tiếp đến sức khỏe của người mắc chứng tiểu đường. Nếu không nắm chắc được những hiểu biết về bệnh như: triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị…. thì bệnh có thể trở nên nguy hiểm và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: hôn mê đái tháo đường… thậm chí ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim mạch đối với người mắc phải.

Sau đây là một số thông tin liên quan đến bệnh tăng đường huyết, chúng ta cần phải nắm rõ:

Bệnh tăng đường huyết là gì?

Tăng đường huyết là bệnh thường gặp khi lượng đường (glucose) trong máu cao, bệnh thường xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất hoặc sử dụng đủ insulin – một loại hormone hấp thụ glucose vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng, gây tác động trực tiếp đến sức khỏe và đối tượng dễ mắc phải là những người bệnh tiểu đường.

Lượng đường cho phép dành cho người từ dưới 59 tuổi và không kèm các bệnh khác nằm ở khoảng giữa 80 và 120 mg/dl (4 và 7 mmol/l). Đối với người từ 60 tuổi trở lên và kèm theo một số bệnh khác như: tim, phổi, thận hoặc có tiền sử đường trong máu thấp… nằm ở khoảng giữa 100 và 140 mg/dl (6 và 8 mmol/l).

Khi lượng đường trong máu cao hơn 11,1mmol/l (200 mg/dl) sẽ có dấu hiệu xuất hiện tăng đường huyết, tuy nhiên triệu chứng sẽ rõ rệt hơn khi giá trị lượng đường trong máu tăng cao khoảng từ 15-20 mmol/l (~ 250-300 mg/dl). Người có chỉ số lượng đường trong máu thường xuyên trong khoảng ~ 5,6 đến ~ 7 mmol / l (100–126 mg/dl) được coi là tăng đường huyết nhẹ, trên 7mmol/l (126 mg/dl) thường được coi là bị tiểu đường.

Một số yếu tố như: lựa chọn thực phẩm, hoạt động thể chất, một số bệnh, các thuốc không trị tiểu đường, bỏ qua hoặc không uống đủ thuốc hạ đường huyết… cũng có thể góp phần vào việc tăng đường huyết ở những người bị bệnh tiểu đường.

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh

Theo bác sĩ Trần Anh Tú – hiện đang là GV của một Trường Cao đẳng Dược cho biết: bệnh tăng đường huyết thường có một số dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng như:

  • Khát nước nhiều
  • Đi tiểu nhiều
  • Nhức đầu, tim đập nhanh
  • Khó tập trung
  • Mắt nhìn mờ
  • Mệt mỏi (yếu cơ, cảm giác mệt mỏi)
  • Sụt cân nhanh
  • Hay đói, thèm ăn
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Đường máu cao hơn 180 mg/dl (hoặc 15 mmol/L)
  • Đau chân khi đi lại
  • Run tay chân, vã mồ hôi
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn
  • Có các biểu hiện của biến chứng như lú lẫn, ý thức chậm chạp hoặc hôn mê, sốt kéo dài, tê chân tay, loét chân, đau ngực, khó thở, tiểu ít, phù, mờ mắt, liệt, ho kéo dài…

Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh tăng đường huyết

Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?

Một số nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu tăng cao có thể kể đến như:

  • Bỏ qua, quên tiêm insulin/uống thuốc hạ đường huyết hoặc sử dụng insulin hết hạn
  • Ăn quá nhiều tinh bột
  • Bị nhiễm trùng
  • Đang bị bệnh, ôm đau
  • Trạng thái tinh thần đang bị căng thẳng
  • Không hoạt động hoặc ít hoạt động thể dục, thể thao
  • Hoạt động quá sức, đặc biệt là khi lượng đường trong máu của bạn cao và nồng độ insulin thấp.
  • Sử dụng một số loại thuốc như steroid
  • Bị chấn thương hoặc phẫu thuật

Một số biến chứng do bệnh tăng đường huyết gây ra

Các biến chứng nặng có tính chất cấp cứu có thể xảy ra khi lượng đường huyết tăng cao, đặc biệt ở những bệnh nhân tiểu đường cần phải được xử trí kịp thời như:

  • Hôn mê tăng thẩm thấu: Trong quá trình điều trị, nếu bệnh nhân tiểu đường có thêm các tình trạng làm mất nước, khiến biểu hiện khát nước của bệnh nhân tăng lên, ý thức chậm chạp, ngủ nhiều rồi đi dần vào hôn mê.
  • Hôn mê nhiễm toan-ceton: Khi bệnh nhân tiểu đường tự ý bỏ dùng thuốc insulin hoặc có thay đổi chế độ dùng thuốc như do nhầm lẫn, hay có thêm biểu hiện của bệnh nhiễm trùng, chấn thương khiến bệnh nhân tiểu nhiều, buồn nôn và nôn, đau bụng, ý thức chậm chạp dần rồi đi vào hôn mê.
  • Hôn mê hạ đường huyết: Khi sử dụng thuốc hoặc tiêm thuốc insulin quá liều, không đúng liều và bệnh nhân bỏ ăn hoặc ăn ít, có sự hoạt động quá mức sẽ gây ra tình trạng bệnh nhân bị hạ đường huyết , ý thức chậm chạp, lú lẫn, vã mồ hôi, run chân tay, cảm giác đói dữ dội và nặng thì gây hôn mê.

Ngoài ra, khi lượng đường trong máu tăng cao liên tục có thể gây ra một số ảnh hưởng hưởng đến sức khỏe của người bệnh như:

  • Gây nhiễm trùng da và âm đạo
  • Chậm lành các vết thương, các vết cắt và đau nhức
  • Tầm nhìn bị hạn chế
  • Gây tổn thương dây thần kinh
  • Gây ra các vấn đề dạ dày và đường ruột
  • Gây tổn thương mắt, mạch máu hoặc thận
  • Gây ra các bệnh về tim mạch
  • Gây ra các tổn thương cho xương và các vấn đề chung, như loãng xương
  • Gây ảnh hưởng đến răng và viêm nướu

Một số phương pháp điều trị bệnh tăng đường huyết

Điều trị bệnh tăng đường huyết bằng cách nào?

GV Cao đẳng Điều dưỡng – Cô Tô Thị Hoan cho biết: Để điều trị bệnh tăng đường huyết có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau đây:

  • Vật lý: Thường xuyên tập thể dục một cách hiệu quả để kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Uống thuốc theo hướng dẫn: Để kiểm soát lượng đường trong máu cần phải uống thuốc theo liều dùng và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ăn uống khoa học với bệnh tiểu đường: Nên xây dựng thói quen ăn ít hơn và tránh đồ uống có đường. Chúng ta có thể hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng để được giúp đỡ.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu: Theo dõi và kiểm tra thường xuyên lượng đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Điều chỉnh liều insulin: Để kiểm soát tăng đường huyết, chúng ta cần phải điều chỉnh chương trình insulin hoặc bổ sung một của insulin tác dụng ngắn hoặc bổ sung một liều thêm insulin để giúp đỡ tạm thời chính xác mức độ đường trong máu cao. Tuy nhiên, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi điều chỉnh liều insulin.

Bên cạnh đó, Cô Hoan còn cho biết thêm: Chúng ta cần phải xây dựng cho mình các thói quen có lợi trong việc điều trị tăng đường huyết như:

  • Uống nhiều nước hơn vừa có thể loại bỏ lượng đường dư thừa từ máu thông qua nước tiểu vừa giúp tránh mất nước.
  • Tập thể dục nhiều hơn có thể giúp giảm lượng đường trong máu đáng kể.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, khoa học.
  • Thay đổi thuốc, thay đổi số lượng, thời gian hoặc loại thuốc tiểu đường bạn dùng. Tuy nhiên, cần phải ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi.

Để có sức khỏe toàn diện, ngoài một tinh thần khỏe, cần phải có một thân thể khỏe khoắn, không bệnh tật thì chúng ta cần phải nắm được một số thông tin cần phải biết về bệnh tăng đường huyết để có thể phát hiện bệnh kịp thời, được điều trị đúng cách, biết cách phòng tránh… Và đặc biệt không được tự ý chăm sóc bệnh tại nhà để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp