Nội dung bài viết
Bệnh cao huyết áp là bệnh thường gặp ở người già và rất nguy hiểm, do đó cần phải có hiểu biết sâu sắc về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân.
- Hà Nội đưa ra những biến chứng của bệnh cao huyết áp – kẻ giết người thầm lặng
- Làm cách nào để nhận biết mình bị huyết áp cao hay không?
- Thực đơn hằng ngày dành cho người huyết áp cao
Bệnh cao huyết áp và những thông tin cần phải biết
Bệnh cao huyết áp là bệnh gì?
Theo Bác sĩ Trần Anh Tú – hiện đang công tác giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược tại TPHCM cho biết: Bệnh cao huyết áp hay còn có tên gọi khác là tăng huyết áp, đây là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Tăng huyết áp có rất nhiều loại khác nhau, gồm:
- Cao huyết áp vô căn
- Tăng huyết áp thứ cấp
- Cao huyết áp tâm thu
- Cao huyết áp trong thai kỳ.
Huyết áp có 2 chỉ số đó là huyết áp tâm thu và tâm trương. Huyết áp tâm thu là giá trị cao hơn, đo áp suất trong động mạch khi tim đập (khi cơ tim hoạt động). Huyết áp tâm trương là giá trị thấp hơn, đo áp lực máu trong động mạch giữa các nhịp tim (giữa hai lần đập của tim). Huyết áp bình thường nếu huyết áp dưới 120/80 mmHg. Nếu huyết áp luôn trên 140/90 mmHg thì là huyết áp cao.
Khi bị tăng huyết áp, máu sẽ lưu thông qua các động mạch ở áp suất cao, gây sức ép nhiều hơn vào các mô và gây tổn hại các mạch máu của bạn. Nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến bệnh tim mạch vành, suy tim, đột quỵ, suy thận và các vấn đề sức khỏe khác nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp là gì?
Bệnh tăng huyết áp xuất hiện có thể do:
- Hầu hết những bệnh tăng huyết áp thường không có nguyên nhân, những trường hợp cao huyết áp này được gọi là cao huyết áp nguyên phát.
- Một số người bệnh có các bệnh liên quan đến thận hoặc tim mạch. Nhóm này được gọi là cao huyết áp thứ phát.
- Một số loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc cảm… hoặc các liệu pháp hormone cũng có thể gây ra huyết áp cao thường gặp nhất ở những phụ nữ mang thai.
- Trường hợp có trẻ em dưới 10 tuổi nhưng lại mắc bệnh cao huyết áp. Trường hợp này có thể do bệnh khác gây ra ví dụ như bệnh thận.
Bệnh tăng huyết áp có thể được giải quyết bằng cách điều trị các nguyên nhân gây nên bệnh. Tuy nhiên đối với trường hợp bệnh do sử dụng thuốc gây ra có thể không thể trở lại bình thường sau khi ngừng thuốc hoặc có thể trở lại bình thường nhưng chỉ trong vài tuần thì bạn nên đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ, không nên chủ quan.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh?
Cao huyết áp là bệnh thường gặp ở những đối tượng có một hoặc nhiều yếu tố được liệt kê dưới đây:
- Đối tượng: thường gặp ở người lớn tuổi.
- Giới tính/độ tuổi: Phụ nữ từ 55 – 65 tuổi, đàn ông từ 45 – 50 tuổi. Đàn ông có khả năng mắc huyết áp cao hơn so với phụ nữ.
- Chủng tộc: người có khả năng bị tăng huyết áp nhất là người Mỹ gốc Phi.
- Tiền sử gia đình: Bệnh huyết áp cao có tính di truyền nếu các thành viên trong gia đình của bạn (cha mẹ hoặc anh chị) mắc bệnh huyết áp cao thì bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
- Thụ động: Người ít vận động không tập thể dục thường xuyên hoặc thường xuyên ngồi quá lâu một chỗ cũng dễ bị căn bệnh này.
- Tiêu thụ quá nhiều muối: Việc tiêu thụ quá nhiều muối sẽ tăng “gánh nặng” cho tim, khiến tăng rủi ro bị huyết áp cao.
- Thừa cân, béo phì: Béo phì sẽ làm cản trở sự lưu thông của máu đến các cơ quan do sự bó hẹp về lòng mạch từ khiến áp suất dòng máu tác động lên thành mạch tăng lên. Do đó, những người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, không kiểm soát được cân nặng rất dễ bị tăng huyết áp.
- Uống quá nhiều rượu bia: Việc sử dụng rượu bia thường xuyên, mức độ nhiều, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng và chỉ số huyết áp cũng theo đó mà tăng lên.
- Hút thuốc lá
- Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ
- Căng thẳng
Ngoài những đối tượng này vẫn còn nhiều đối tượng khác có nguy cơ cao mắc phải bệnh này. Vì vậy, chúng ta không được phép chủ quan trong việc phòng tránh và điều trị căn bệnh tăng huyết áp này.
Bệnh cao huyết áp được nhiều người ví như “kẻ giết người thầm lặng“
Những dấu hiệu và triệu chứng?
Bệnh cao huyết áp còn được nhiều người ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì bệnh có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Hiếm khi có dấu hiệu có thể xuất hiện đó chính là đau đầu và cho đến khi xuất hiện một cơn đột quỵ hoặc đau tim.
Làm thế nào để chẩn đoán được bệnh?
Để chẩn đoán xem mình có bị bệnh huyết áp cao hay không thì bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, thường xuyên và nên gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc huyết áp của bạn quá cao. Bác sĩ sẽ tham khảo các yếu tố nguy cơ của bạn, tiền sử gia đình, khám lâm sàng và huyết áp của bạn để chẩn đoán chính xác bệnh và sẽ đo huyết áp của bạn bằng cách sử dụng một loại thước đo, một ống nghe (hoặc cảm biến điện tử), và băng quấn đo huyết áp.
Để việc đo huyết áp có được kết quả chính xác, bạn cần:
- Không uống cà phê hay hút thuốc lá trong 30 phút trước khi kiểm tra.
- Đi vệ sinh trước khi kiểm tra huyết áp.
- Ngồi yên trong 5 phút trước khi kiểm tra.
Nếu kết quả huyết áp của bạn là 140/90 mmHg hoặc cao hơn theo thời gian, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị cao huyết áp. Trường hợp nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, huyết áp 130/80 mmHg hoặc cao hơn sẽ được chẩn đoán là bị cao huyết áp.
Những biến chứng có thể xảy ra là gì?
Một số biến chứng mà huyết áp cao có thể gây ra, đó là:
- Suy tim.
- Chứng phình động mạch.
- Suy thận.
- Nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Bệnh về mắt: có thể dẫn đến những thay đổi về thị lực hoặc thậm chí là mù lòa.
Một số phương pháp điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả
Các phương pháp điều trị bệnh
Để điều trị tăng huyết áp, chúng ta cần thực hiện các phương pháp phòng ngừa căn bệnh này trước, như điều chỉnh lại chế độ ăn uống và hợp lí hóa lối sống sinh hoạt hằng ngày. Cao huyết áp là căn bệnh khó chữa và nếu không biết cách thì khó có thể điều trị căn bệnh này dứt điểm hoàn toàn, nên cần phải cẩn thận vì nếu không thể kiêng khem được thì khi đã mắc bệnh bạn sẽ phải chấp nhận chung sống với nó suốt đời.
Một số phương pháp điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả có thể sử dụng như:
Điều trị bệnh cao huyết áp bằng cách dùng thuốc
- Nhóm thuốc lợi tiểu: đây thuốc có tác dụng tăng thải muối ra khỏi cơ thể và làm tăng lượng nước tiểu lên. Thuốc này được dùng rất rộng rãi để giúp kiểm soát những trường hợp bị tăng huyết áp nhẹ, bạn có thể sử dụng chung với những loại thuốc khác.
- Thuốc chẹn bê ta: đây là thuốc dùng cho những người bị bệnh mạch vành, và nhồi máu cơ tim, hoặc người có tiền sử nhồi máu cơ tim, có tác dụng làm nhịp tim chậm hơn và giảm lực co bóp của tim, cũng nhờ vậy mà nó cũng có thể phòng ngừa được cơn nhồi máu tái phát dẫn đến đột tử.
- Thuốc chẹn kênh canxi: thuốc này có tác dụng làm giảm đi sức co bóp của tim, làm giãn nở động mạch…
Điều trị bệnh cao huyết áp bằng cách không dùng thuốc
Điều trị bệnh cao huyết áp bằng cách điều chỉnh lại lối sống hằng ngày là rất quan trọng. Bạn có thể:
- Hạn chế ăn đồ ăn mặn, không ăn thức ăn có chứa nhiều mỡ và đường.
- Tăng cường thức ăn có nhiều vitamin C, E, PP
- Không uống quá nhiều rượu bia
- Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Tránh áp lực công việc và stress, duy trì trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý để có một lối sống lành mạnh.
Điều trị căn bệnh này là điều trị suốt đời, vậy nên kể cả khi huyết áp của bạn đã trở về mức huyết áp bình thường bạn cũng không nên ngưng dùng thuốc ngay.
Chúc các bạn mạnh khỏe và điều trị được bệnh cao huyết áp của mình!
Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp