Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Dược sĩ hướng dẫn xử trí cơn đau ngực và phòng bệnh đột quỵ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cơn đau ngực là dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng sức khỏe tim mạch, trong đó có bệnh lý nhồi máu cơ tim, có thể gây tử vong.

 Dược sĩ hướng dẫn xử trí cơn đau ngực và phòng bệnh đột quỵ

Dược sĩ hướng dẫn xử trí cơn đau ngực và phòng bệnh đột quỵ

Cơn đau thắt ngực của bệnh đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng con người

Theo các chuyên gia về tim mạch và Giảng viên giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Lúc đang nghỉ ngơi hoặc đang hoạt động thể chất, nếu bất ngờ xuất hiện những cơn đau thắt ở ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng sức khỏe tim mạch, trong đó nặng nhất là bệnh lý nhồi máu cơ tim, có thể gây tử vong.

Do đó, cộng đồng cần biết cách ngăn ngừa, chăm sóc và xử trí sơ cứu khi xuất hiện cơn đau thắt ở ngực.

Trong cơn đau thắt ở ngực, người bệnh chỉ thấy tức, nặng, chèn ép ở ngực, ít khi đau thực sự. Vị trí đau phần nhiều ở giữa ngực, sau xương ức, đôi khi ở ngực trái hoặc ngực phải.

Điểm đặc trưng của đau thắt ngực là xuất hiện khi gắng sức thể lực như đi nhanh, chạy, leo dốc, lên thang gác, vác nặng… Cũng có lúc đau khi ăn quá nó, cơ thể bị lạnh, hoặc tâm trạng xúc động mạnh như tức giận, sợ hãi, ….

Cơn đau thắt ở ngực thường diễn tiến trong thời gian rất ngắn, từ 1 đến 10 phút, ít khi quá 15 phút.

Khi cơn đau thắt ở ngực xuất hiện dữ dội hơn nhiều, vã mồ hôi, tụt huyết áp… và cơn đau kéo dài hơn 30 phút, mặc dầu đã nằm nghỉ ngơi, ngậm thuốc nitroglycerin có thể nghĩ đến bệnh lý nhồi máu cơ tim.

Đây là dạng bệnh lý rất nặng, có tỷ lệ tử vong cao (khoảng 25-30%), cần phải đến bệnh viện ngay. Việc trì hoãn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cần lưu ý đến cách xử trí cơn đau thắt ngực bất thường

Cần lưu ý đến cách xử trí cơn đau thắt ngực bất thường

Cách xử trí khi có cơn đau thắt ở ngực

Khi xuất hiện cơn đau thắt ở ngực, nếu đang ở ngoài đường, người bệnh cần phải ngừng mọi hoạt động, đứng im, ngồi xuống. Nếu đang ở nhà, người bệnh cần nằm yên hoặc theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, tránh di chuyển, thường chỉ nghỉ ngơi như vậy cũng có thể hết đau.

Trường hợp cơn đau chưa hết, có thể cho người bệnh ngậm dưới lưỡi 1 viên nitroglycerin 0,5mg (nhóm thuốc Nitrate giúp giảm đau) và cho tan trong miệng (không nuốt) chỉ vài phút sau là hết đau.

Sau 15 phút, nếu còn đau thì thêm uống thêm thứ 2, viên thứ 3, nhưng nếu đau nặng hơn thì cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Phòng ngừa bệnh đột quỵ như thế nào?

Thay đổi một lối sống và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm nguy cơ dễ mắc những bệnh lý về tim mạch và những cơn đau thắt ở ngực như:

  • Chọn chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt (protein) nạc, cá, lòng trắng trứng, hạn chế ăn nhiều chất béo.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Tăng cường hoạt động thể dục thể thao phù hợp sức khỏe để phòng tránh bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường (là những yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh tim mạch hiện nay).
  • Theo dõi và kiểm soát thường xuyên các chỉ số về huyết áp, cholesterol, đường huyết.
  • Giảm cân ngay khi mắc thừa cân, béo phì.
  • Hạn chế uống rượu, bia.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa