Search
Thứ Sáu 3 Tháng Một 2025
  • :
  • :

Đau dạ dày và những thông tin mà bạn nên biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng khả năng cao mắc phải vẫn ở người cao tuổi.

Đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và đang có xu hướng gia tăng

Đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và đang có xu hướng gia tăng

Hiện nay đau dạ dày là căn bệnh chuyên khoa khá phổ biến và đang có chiều hướng gia tăng.  Căn bệnh này  có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn tuổi có khả năng mắc bệnh cao hơn trẻ em. Tùy theo các vị trí của viêm và loét mà có các tên gọi khác nhau: viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng, viêm loét cả dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày.

Nội dung bài viết

Cấu tạo và chức năng của dạ dày

Mạch máu của dạ dày: Dạ dày được nuôi dưỡng bởi động mạch từ thân tạng tới tạo nên hai vòng cung. Vòng cung nhỏ dọc theo bờ cong nhỏ, vòng cung lớm dọc theo bờ cong lớn. Thần kinh chi phối dạ dày, lá đám rối Meissner và Auerbach. Thần kinh phó giao cảm cholinergic và thần kinh giao cảm adrenergic.

Chức năng của dạ dày:

  • Chức năng vận động: Trương lực dạ dày, áp lực trong dạ dày khoảng 8 – 10cm H2o, có áp lực nhờ sự co thường xuyên của cơ dạ dày. Khi da dày đầy, trương lực giảm đi chút ít. Khi dạ dày vơi trương lực tăng lên và tăng lên cao nhất khi dạ dày rỗng.
  • Nhu động của dạ dày: Khi thức ăn được đưa vào dạ dày khoảng 5 – 10 phút mới có nhu động. Nhu động bắt đầu từ phần giữa của thân dạ dày, càng đến gần tâm vị nhu động càng mạnh và sâu. Và cứ khoảng 10-15 giây có 1 sóng nhu động. Khi co bóp dạ dày nhào trộn thức ăn với dịch vị, nghiền nhỏ thức ăn và tống xuống ruột.
  • Chức năng bài tiết: Mỗi ngày dạ dày bài tiết 1-1,5 lít dịch vị, protein của huyết tương, các enzym pepsinozen và pepsin, glycoprotein, yếu tố nội sinh,
  • Chức năng tiêu hóa: HCl có tác dụng hoạt hoá các men tiêu hoá, điều chỉnh đóng mở môn vị và kích thích bài tiết dịch tụy. Chất nhầy có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của chính dịch vị. Pepsinogen với sự có mặt của HCl sẽ phân chia protein thành các polypeptid và làm đông sữa. Yếu tố nội sinh có tác dụng làm hấp thu vitamin B12. Dạ dày cũng sản xuất secretin, một nội tiết tố kích thích bài tiết dịch tụy.

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày, và theo Bác sĩ đa khoa Trần Anh Tú hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược cho biết: Thuyết về thần kinh thuyết phục hơn cả nên đã tồn trong nhiều thập niên. Bên cạnh đó là giả thuyết về vi khuẩn tồn tại ở niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày gây nên căn bệnh này.

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh đau dạ dày

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh đau dạ dày

Năm 1983, hai nhà khoa học người Australia là Warren và Marshall mới hoàn thành công trong việc nuôi cấy, phân lập để xác định được loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày – tá tràng và công bố cho toàn thế giới biết kẻ thù nguy hiểm gây bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng là loại vi khuẩn Helicobacter pylori (viết tắt là HP).

Triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Triệu chứng của bệnh đau dạ dày được chia theo các nhóm sau:

  • Đau có chu kỳ: thường gặp ở loét dạ dày và loét tá tràng
  • Đau không chu kỳ: thường gặp ở bệnh đau do viêm dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày.
  • Đau lan xuyên: thường gặp ở loét dạ dày làn trên và loét dạ dày sang trái.
  • Loét hành tá tràng: thường đau lan ra sau lưng và sang phải.
  • Đau liên quan đến bữa ăn: loét dạ dày đau khi no, loét hành tá tràng đau khi đói, ăn vào hết đau. Kém ăn là một triệu chứng không đặc hiệu (ăn mất ngon, ăn ít hơn), cũng có thể do nguyên nhân khác như bệnh gan, bệnh thận…
  • Ợ là biểu hiện của rối loạn vận động dạ dày, do lỗ tâm vị không đóng kín. Thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu nên sinh hơi. Thức ăn và hơi có thể lên tận trên họng mà người có bệnh cảm thấy vị chua. Ợ có thể gặp ở các bệnh dạ dày: viêm loét dạ dày tá tràng; hẹp môn vị; rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị. Ợ có thể gặp ở các bệnh ngoài dạ dày như: suy gan do bất cứ nguyên nhân gì.
  • Nôn và buồn nôn: các bệnh của dạ dày gây nôn và buồn nôn gồm viêm dạ dày; đợt tiến triển của loét dạ dày-tá tràng; ung thư dạ dày; hẹp môn vị do bất cứ nguyên nhân gì; chảy máu dạ dày; các bệnh ngoài dạ dày như: viêm não, u não…
  • Chảy máu dạ dày: có thể là một triệu chứng, có thể là một biến chứng của viêm dạ dày cấp do thuốc; ung thư dạ dày; loét dạ dày-tá tràng; u lành dạ dày (polip, u mạch); hội chứng Mallory- Weiss; tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
  • Trong cơn đau loét dạ dày-tá tràng thăm khám sẽ thấy: điểm thượng vị ấn đau (loét dạ dày); điểm môn vị-hành tá tràng ấn đau (loét hành tá tràng); dấu hiệu óc ách lúc đói (+), dấu hiệu Bouveret (+): gặp trong hẹp môn vị; gõ thượng vị đau: gặp trong viêm dạ dày…
  • Chụp Xquang dạ dày-tá tràng thấy một số hình ảnh bệnh lý như: thay đổi niêm mạc: to, nhỏ hoặc không đều; thay đổi ở thành dạ dày: có ổ đọng thuốc ở bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, có đoạn cứng, hành tá tràng biến dạng hình quân bài “nhép”; rối loạn vận động: co thắt, xoắn; rối loạn trương lực: tăng hoặc giảm; thoát vị hoành; các khối u dạ dày (hình khuyết).
  • Nội soi dạ dày tá tràng: là xét nghiệm đầu tiên giúp nhìn trực tiếp các tổn thương thực quản, dạ dày, tá tràng phát hiện sớm các tổn thương nhỏ. Nội soi cho biết có trào ngược dịch mật không hoặc trào ngược dạ dày-thực quản. Qua nội soi có thể điều trị bệnh như cầm máu, tiêm xơ, thắt…
  • Sinh thiết và xét nghiệm tế bào: tìm tế bào trong dịch vị; sinh thiết trong khi soi: chỗ nghi ngờ có tổn thương để làm mô bệnh học, tế bào học để giúp cho chẩn đoán chính xác. Chẩn đoán viêm dạ dày cấp, mạn, chẩn đoán các khối u, tìm vi khuẩn Helicobacter pylori bằng các test Urease, xét nghiệm mô bệnh học…
  • Thăm dò chức năng dạ dày: lấy dịch vị bình thường, khối lượng lúc đói không quá 100ml; màu sắc: trong, hoặc không màu; độ quánh: hơi quánh dính và dính do có chất nhầy; cặn thức ăn: sau một đêm cặn thức ăn còn lại rất ít hoặc không còn.
  • Định lượng bài tiết acid ngay trong dạ dày: là một phương pháp sinh lý nhất, cho phép đánh giá các nội tiết tố và thời gian lưu thức ăn trong dạ dày. Ngoài ra còn xét nghiệm dịch vị dựa trên các phương pháp kích thích tiết acid với histamin, pentagastrin…

Bệnh nhân bị đau dạ dày cần phải đến bệnh viện thăm khám để chẩn đoán và xác định bệnh

Bệnh nhân bị đau dạ dày cần phải đến bệnh viện thăm khám để chẩn đoán và xác định bệnh

Bị đau dạ dày bạn cần phải làm gì?

Bệnh nhân bị đau dạ dày không nên tự điều trị mà phải đến bệnh viện thăm khám, làm các xét nghiệm như: chụp dạ dày, nội soi dạ dày…để chẩn đoán xác định bệnh. Bác sĩ Anh Tú nguyên giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đối với người có hội chứng dạ dày – tá tràng nên kiêng tuyệt đối rượu, bia, chất chua cay và thuốc lá, thuốc lào, các chất gây kích thích khác như nước trà đặc, cà phê, vì những chất này có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng nhất. Tránh các thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày như: rượu, bia, nước ngọt có ga, các loại thức ăn chua cay như canh chua, dưa muối, cà muối, cam, chanh, dứa, khế, sấu…, tiêu, ớt, tỏi… Sử dụng các loại thực phẩm nên dùng: trứng, sữa, gạo nếp, … Uống sữa với chế độ hợp lí sẽ có tác dụng tốt đối với bệnh nhân đau dạ dày. Hạn chế ăn các món nướng, chiên rán, các đồ ăn nhanh để phòng bệnh ung thư dạ dày.

Ngoài việc trú trọng đến vấn đề ăn uống phù hợp và khoa học, người bệnh cần thực hiện các phương pháp điều trị mà bác sĩ đã hướng dẫn. Việc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng dựa trên cơ chế tiêu diệt vi khuẩn HP, sử dụng thuốc chữa bệnh dạ dày gồm các nhóm: kháng sinh, chống tăng tiết dịch vị và bao phủ niêm mạc tránh tác dụng của dịch vị… Hiện nay, vấn đề kháng thuốc của HP đang có chiều hướng gia tăng và thật sự gây khó khăn cho việc điều trị. Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị vẫn còn có kết quả HP dương tính làm cho họ rất hoang mang. Những trường hợp kháng thuốc, thầy thuốc bắt buộc phải phối hợp thêm nhiều kháng sinh sẽ làm gia tăng tác dụng phụ và làm cho chi phí điều trị cao hơn. Vì vậy để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc, bệnh nhân đau dạ dày và mọi người không nên sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi mà chỉ dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với bệnh ung thư dạ dày cần phát hiện sớm để phẫu thuật loại bỏ khối ung thư. Nếu để muộn việc điều trị thường không có kết quả tốt, bệnh nhân có thể tử vong trong thời gian ngắn.