Nội dung bài viết
Viêm họng cấp là bệnh khởi phát bất ngờ với các nguyên nhân và biểu hiện đa dạng, đặc biệt là trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 8 tuổi.
- Bệnh viêm gan C một sát thủ thầm lặng
- Bệnh chuyên khoa viêm phế quản cấp
- Hỏi đáp bệnh học – Đứt dây chằng khớp gối?
Bệnh viêm mũi họng cấp có thể gây tử vong
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi họng cấp, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân viêm mũi họng cấp
Các giảng viên Cao đẳng Y Dược cho biết, hiện nay viêm mũi họng cấp là bệnh thường gặp nhất trong số các ca nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, hầu hết bệnh nhân đều là trẻ em đang trong độ tuổi từ 6 tháng đến 8 tuổi.
Một số nguyên nhân gây viêm mũi họng cấp:
- Do nhiễm khuẩn virus hay do một số vi khuẩn dễ gây bội nhiễm.
- Môi trường xung quanh không sạch sẽ, ô nhiễm thuốc lá, khói bụi,…
- Trẻ có sức đề kháng kém do sinh non, thiếu tháng, không được bú sữa mẹ, suy dinh dưỡng…
Triệu chứng khi trẻ bị viêm mũi họng
Theo Điều dưỡng viên theo học Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng, bệnh viêm mũi họng cấp có rất nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Vì vậy bố mẹ nên để ý những triệu chứng nhỏ nhất và có cách phòng tránh phù hợp nhất cho con.
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C, có thể ho húng hắng hoặc ho theo từng cơn
- Mũi tắc và ngạt, đồng thời chảy nước cả hai bên khiến trẻ cảm thấy khó thở, phải há miệng để thở.
- Trẻ thấy trong người mệt mỏi nên thường xuyên quấy khóc, không muốn bú hay ăn.
- Một vài dấu hiệu hiếm gặp hơn như trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy, sốt cao dẫn tới co giật.
- Niêm mạc họng bị xung huyết đỏ, tăng tiết dịch nhầy bóng nhưng không có mủ hay giả mạc.
- Các triệu chứng trên có thể mất dần sau 2-4 ngày, trẻ có thể khỏi bệnh tuy nhiên cũng rất dễ tái phát lại.
Có rất nhiều triệu chứng gây viêm mũi họng cấp
Nếu bệnh không được điều trị hay tái phát nhiều lần có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa, viêm thanh quản cấp, viêm xoang cấp… hay nguy hiểm hơn nữa là bệnh viêm màng não.
Trong trường hợp trẻ bị viêm mũi họng bởi nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: bệnh viêm cầu thận, viêm thấp tim, viêm khớp… cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và thể lực của trẻ sau này.
Cách phòng chống bệnh viêm mũi họng cấp hiệu quả
- Tránh xa những nơi đông người hoặc nguy cơ có mầm bệnh đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Với trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên cho trẻ bú mẹ để nhận được các kháng thể bài tiết qua sữa mẹ.
- Cần vệ sinh môi trường sống của trẻ sạch sẽ, tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và khói bụi ô nhiễm từ môi trường.
Súc miệng bằng nước muối loãng hằng ngày cũng là cách ngăn ngừa các bệnh viêm mũi họng cấp cũng như các bệnh liên quan đến đường hô hấp khác. - Có một lưu ý khi có người tiếp xúc với mầm bệnh trước khi ôm bế trẻ nên thay quần áo, rửa tay bằng xà phòng.
Tránh nơi tiếp xúc đông người cũng là cách phòng tránh viêm mũi họng cấp