Search
Thứ Bảy 23 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Một số chia sẻ về hiện tượng dị ứng thuốc

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Có từ 10 đến 20% số người dùng thuốc có thể gặp phải tình trạng dị ứng khi sử dụng, đây là một hiện tượng rất nguy hiểm có thể dẫn đến những biến chứng không ngờ tới.

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Hiện tượng dị ứng thuốc xảy ra khi cơ thể không thể chấp nhận các loại thuốc uống, tiêm, hoặc thoa lên da, dẫn đến những tác dụng phụ tiêu cực cho sức khỏe của người dùng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể gây ra sốc phản vệ và thậm chí dẫn đến tử vong.

Nội dung bài viết

Những loại thuốc nào dễ gây dị ứng ?

Cơ địa của từng người khác nhau, do đó người dùng thuốc có thể gặp phải tình trạng dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, kể cả những loại được cho là lành tính như vitamin B1. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát, một số nhóm thuốc thường gây dị ứng, bao gồm:

  • Nhóm kháng sinh: đây là nhóm thuốc dẫn đầu về tỷ lệ gây dị ứng, chiếm tới 50%. Các loại kháng sinh như penicillin, ampicillin, streptomycin và sulfonamide có tỷ lệ gây dị ứng cao.
  • Nhóm thuốc điều trị động kinh, giảm đau, kháng viêm, giảm sốt, vitamin và các thuốc có nguồn gốc từ chất đạm. Tác dụng của những loại thuốc này có thể gây ra choáng phản vệ ngay cả khi đã sử dụng nhiều lần trước đó.

Tình trạng dị ứng thuốc thường xảy ra nhiều nhất khi dùng thuốc qua đường uống, chiếm khoảng 70%, và thường gây ra các biểu hiện dị ứng chậm hơn so với khi dùng thuốc qua đường tiêm (chiếm khoảng 20%).

Khi bị dị ứng thuốc thường gặp những triệu chứng nào?

Theo các bác sĩ bệnh chuyên khoa, Nếu người dùng gặp phải dị ứng thuốc nhẹ, họ có thể thấy các dấu hiệu như

  • Mẩn ngứa, phát ban, mề đay, mắt đỏ, ngứa, tụt huyết áp do mao mạch giãn nở,
  • Khó thở do khí phế quản co thắt hoặc co thắt cơ trơn đường tiêu hóa gây nôn mửa.

Tuy nhiên, trong trường hợp dị ứng thuốc nặng, có thể xảy ra các tình trạng như

  • Da loét, tạo nhiều mảng lớn giống như bị bỏng, miệng, lưỡi, môi, niêm mạc má và nướu bị viêm, nổi bọng nước, khi vỡ sẽ gây đau rát,
  • Mắt có thể bị viêm kết mạc, chảy mủ, phù mí mắt, xuất huyết dưới kết mạc.

Nếu xảy ra choáng phản vệ (hay còn gọi là sốc thuốc), có thể xảy ra ngay sau khi uống hoặc tiêm thuốc, gây khó thở, trụy tim mạch và dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Vì sao cơ thể xuất hiện hiện tượng dị ứng thuốc?

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dị ứng thuốc ở người bệnh bao gồm:

  • Yếu tố cơ địa: những người có cơ địa dị ứng thường dễ gặp phải dị ứng thuốc, bao gồm cả loại thuốc bổ và thuốc nam. Nguyên nhân này cũng có thể do yếu tố di truyền trong gia đình. Nghiên cứu cho thấy nếu cha mẹ bị dị ứng, xác suất con bị dị ứng là 50% và liên quan đến cùng một nguyên nhân dị ứng. Trong trường hợp cha mẹ không bị dị ứng, tỉ lệ con bị dị ứng chỉ là 10%.
  • Thuốc quá hạn sử dụng: đây là một nguyên nhân phổ biến gây ra dị ứng thuốc. Khi sử dụng các loại thuốc đã quá hạn hoặc bị bảo quản không tốt, không chỉ không chữa được bệnh mà còn có thể biến thành chất khác, gây ngộ độc cho người sử dụng.
  • Tự ý sử dụng thuốc: việc tự điều trị và sử dụng thuốc không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ cũng có thể dẫn đến dị ứng thuốc.

Khi bị dị ứng thuốc cần xử trí nhanh chóng như thế nào?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho hay, Khi xảy ra hiện tượng dị ứng thuốc, người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và đi đến các cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời và tránh các hậu quả tiêu cực.

Để phòng ngừa dị ứng thuốc, người bệnh nên sử dụng thuốc khi cần thiết và đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc mua thuốc không rõ nguồn gốc, không dùng thuốc quá hạn sử dụng, thuốc đã mất nhãn mác hoặc chuyển màu. Ngoài ra, không nên mua và sử dụng thuốc ở các điểm bán thuốc không đáng tin cậy.

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường