U lành tuyến giáp là phổ biến ở người lớn tuổi. Mặc dù hầu hết là u lành tính nhưng vẫn có những u ác tính, có thể tiến triển thành ung thư nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan
Nội dung bài viết
U tuyến giáp lành tính là gì?
Tuyến giáp là nơi sản xuất ra các hormone cho cơ thể người, vị trí nằm trước cổ và dưới đáy họng. U tuyến giáp là hiện tượng phát triển quá mức của một khối mô hoặc tế bào tập trung ở khu vực này, làm thay đổi các chức năng của tuyến giáp và gây mất thẩm mỹ ở ngoại hình cho người bệnh.
Căn cứ vào kết quả sinh thiết và hình ảnh khi chụp chiếu sẽ biết được u tuyến giáp là các khối lành tính hoặc ác tính như ung thư tuyến giáp. U ác tính rất ít gặp, theo thống kê chỉ khoảng 4 – 7 %, còn lại hầu hết là u tuyến giáp lành tính.
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn TPHCM cho biết u tuyến giáp lành tính thường gặp ở người cao tuổi và phần lớn là phụ nữ mắc bệnh. Bệnh u tuyến giáp có thể là u dạng tuyến của tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bướu giáp đa nhân và u nang tuyến giáp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh u tuyến giáp
U tuyến giáp lành tính thường không có biểu hiện rõ ràng nhưng khi khối u phát triển quá lớn, sẽ xuất hiện những biểu hiện như:
- Cổ bị sưng, sờ cảm thấy có cục u
- Khó thở hoặc nuốt nghẹn do u đè vào khí quản hay thực quản
- Khàn giọng, ho khan kéo dài
- Đau trong họng hoặc cổ
Trong một vài trường hợp, do các u sản sinh ra nhiều thyroxine có thể gây ra một số triệu chứng cường giáp điển hình như:
- Tiết nhiều mồ hôi
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Luôn có cảm giác buồn nôn
- Run tay
- Nhịp tim nhanh và loạn nhịp
Nguyên nhân gây u tuyến giáp
Thừa/ thiếu i-ốt: Việc thừa hoặc thiếu i-ốt đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh về tuyến giáp, trong đó có u tuyến giáp. Nếu cơ thể bị thừa i-ốt sẽ gây hiện tượng cường giáp, nhưng nếu thiếu i-ốt sẽ gây nên tình trạng suy giáp. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, mỗi ngày ở người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 150mg i-ốt.
Mô tuyến giáp tăng sinh quá mức: Mô tuyến giáp tăng sinh quá mức được xem là u dạng tuyến của tuyến giáp, nhưng không quá nghiêm trọng vì nó không gây ung thư. Bên cạnh đó, một số u dạng tuyến của tuyến giáp có khả năng sản sinh hormone giáp ngoại lai quá mức kiểm soát sẽ gây nên hiện tượng cường giáp.
Viêm tuyến giáp mạn tính: Viêm tuyến giáp mạn tính có thể là nguyên nhân hình thành bướu giáp nhân, làm suy giảm hoạt động của tuyến giáp (nhược giáp).
Nang giáp: Nang giáp (các khoang chứa dịch) là loại phổ biến nhất trong các loại u dạng tuyến của tuyến giáp. Thông thường những u này là lành tính, rất ít trường hợp chứa các thành phần ác tính.
Bướu giáp đa nhân: Bướu giáp đa nhân là sự tăng sinh của tuyến giáp do thiếu i-ốt hoặc rối loạn tuyến giáp. Mỗi bướu đa nhân chứa nhiều bướu nhỏ khác nhau.
U tuyến giáp lành tính có phát triển thành ung thư tuyến giáp không?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết ung thư tuyến giáp là chứng bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Vậy u tuyến giáp liệu có phát triển thành ung thư không là câu hỏi được nhiều người mắc bệnh tuyến giáp quan tâm.
Theo các chuyên gia, tỉ lệ người bệnh u tuyến giáp tiến triển thành ung thư là rất thấp. Người bệnh không cần quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan mà hãy thăm khám bác sĩ thường xuyên, giúp nắm bắt tình hình sức khỏe và phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị kịp thời. Theo các thống kê y tế, cứ 5 người bị ung thư tuyến giáp thì có khoảng 1 người có tiền sử bệnh liên quan đến tuyến giáp.
Có nên điều trị u tuyến giáp lành tính?
Mặc dù u tuyến giáp là chứng bệnh lành tính nhưng theo thời gian có thể tăng lên về kích thước, gây chèn ép các cơ quan xung quanh, ảnh hưởng đến cuộc sống và ngoại hình của người bệnh.
Khi khối u chèn ép vào thực quản, gây khó khăn trong quá trình nuốt thức ăn; nếu chèn ép vào khí quản làm người bệnh khó thở, gây khàn giọng. Khối u khi lộ ra ngoài gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ngoại hình người bệnh.
Bệnh u tuyến giáp lành tính là bệnh chuyên khoa nếu không được điều trị dứt điểm, u có thể gây ra các biến chứng ngoài ý muốn như: Viêm tuyến giáp và rối loạn chức năng tuyến giáp. Lúc này, phẫu thuật là biện pháp ưu tiên được các bác sĩ tiến hành nhằm giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường và ngoại hình như trước khi mắc bệnh.