Search
Thứ Ba 30 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Bác sĩ Dược Sài Gòn chia sẻ những lưu ý khi điều trị bại não

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bại não là một tổn thương đặc trưng bởi những cử động hành vi lộn xộn, không có mục đích của trẻ. Phương pháp giáo dục và dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ thích nghi được sử dụng hỗ trợ trong phục hồi chức năng cho trẻ bại não.

Cùng Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu những điều cần lưu ý khi tiến hành điều trị cho trẻ em mắc bệnh bại não thể múa vờn.

Bại não và các thể của bại não

Bại não thể liệt cứng

Đây là dạng chiếm tỉ lệ cao nhất trong các trường hợp bại não. Đặc điểm đặc trưng của bệnh là sự co cứng các khối cơ gây cử động khó khăn cho bệnh nhân, đồng thời có thể xuất hiện tình trạng liệt, đặc biệt là liệt 2 chi dưới, liệt nửa người, trường hợp nặng hơn thì liệt cứng tứ chi. Ở những bệnh nhân liệt cứng tứ chi, bệnh nhân thường có đi kèm với sự chậm phát triển về trí tuệ.

Bại não thể múa vờn

Chiếm 15-20% tổng số bệnh nhân bại não. Bệnh chuyên khoa bại não thể múa vờn có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bệnh nhi. Đặc trưng của thể này là sự thay đổi về trương lực cơ (lúc tăng lúc giảm thất thường). Bệnh nhân thường cử động bàn chân, bàn tay, cánh tay và cơ mặt chậm, xoắn hoặc nhanh tạo ra các cử động lộn xộn không chủ đích. Khả năng giữ thăng bằng kém, dễ ngã. Bệnh nhân có dấu hiệu rung giật, múa vờn, có thể xuất hiện động kinh hoặc rối loạn khả năng nhai nuốt.

Bại não thể thất điều

Chiếm một tỉ lệ khá nhỏ trong các trường hợp bệnh. Đây là thể bệnh đặc trưng bởi sự mất cân bằng và phối hợp. Bệnh nhân thường đi không vững, loạng choạng, khả năng đi lại khó khăn, có thể cầm nắm khó khăn hoặc khó chạm hai tay. Mắt chuyển động chậm, khó khăn trong giao tiếp. Rung chi biên độ nhỏ và chậm.

Nguyên tắc điều trị

  • Thường xuyên tập luyện giúp tăng cường trương lực cơ của các nhóm cơ chính, đồng thời hạn chế các tình trạng vận động không chủ đích.
  • Phá vỡ và ức chế các phản xạ nguyên thủy như duỗi chéo, nâng đỡ hữu hiệu.
  • Tập luyện thuần thục các động tác và kích thích phát triển vận động thô cho trẻ theo đúng các mốc vận động.
  • Rèn luyện giúp trẻ tăng khả năng độc lập trong các vấn đề sinh hoạt như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh, …
  • Lưu ý tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp sớm từ đó giúp phát triển ngôn ngữ tư duy.

Phục hồi chức năng cho trẻ bại não thể múa vờn

Vật lý trị liệu

Bố mẹ nên tập vận động cho trẻ theo các mốc của cơ thể theo thứ tự từ trước đến sau.

  • Trường hợp bệnh nhi bại não có 1 tay gập, 1 tay duỗi hoặc 2 tay gập: Mục tiêu tập luyện nhằm giúp trẻ đưa tay về đúng tư thế ở vị trí trung gian. Trẻ ngồi trên sàn. Kỹ thuật viên Kỹ thuật vật lý trị liệu ngồi đối diện với trẻ. Thao tác: Hai tay của kỹ thuật viên nắm 2 khuỷu tay của trẻ ở tư thế xoay trong khớp vai, từ từ đưa xuống thấp rồi kéo nhẹ về phía mình rồi dần dần nâng tay trẻ lên cao.
  • Phá vỡ tư thế tay co điển hình: Mục tiêu hạn chế các tư thế co tay ở trẻ múa vờn. Trẻ nằm ngửa. Thao tác: kỹ thuật viên buộc cố định phía trên khuỷu tay của trẻ rồi kéo vai và tay trẻ ra phía trước. Đồng thời để 2 khuỷu tay và cẳng tay của trẻ tự do.
  • Kỹ thuật phá vỡ phản xạ cầm nắm xảy ra do bệnh lý: Mục tiêu tập luyện nhằm giúp trẻ có thể xòe tay cũng như cầm nắm dễ dàng hơn. Trẻ nằm ngồi hoặc ngửa. Kỹ thuật viên ngồi bên cạnh trẻ. Thao tác: Kỹ thuật viên dùng ngón trỏ vuốt dọc cạnh ngoài bàn tay từ ngón út đến cổ tay.

Điện trị liệu

Đây là biện pháp sử dụng dòng điện một chiều tần số thấp và có điện thế không đổi để điều trị. Phương pháp được sử dụng điều trị cho các bệnh nhi không có biểu hiện động kinh trên lâm sàng, không áp dụng trong trường hợp bại não có động kinh hoặc thể co cứng. Hai phương pháp điện thấp tần hay sử dụng:

Galvanic dẫn CaCl2 cổ:

  • Áp dụng cho trẻ bại não chưa kiểm soát được các động tác vùng đầu cổ, trẻ chưa biết lẫy.
  • Mục tiêu của phương pháp này là tăng trương lực cơ nâng đầu cổ.
  • Thời gian điều trị bằng phương pháp này thường 15-30 phút/lần/ngày trong khoảng 20-30 ngày.

Galvanic dẫn CaCl2 lưng:

  • Áp dụng cho trường hợp bệnh nhi chưa nâng được thân mình hoặc chưa biết ngồi.
  • Mục đích của phương pháp nhằm giúp tăng trương lực cơ nâng thân.
  • Thời gian điều trị bằng phương pháp này thường 15-30 phút/lần/ngày trong khoảng 20-30 ngày.

Thủy trị liệu

Chỉ định áp dụng cho những trẻ bại não không có động kinh trên lâm sàng. Tác dụng của biện pháp thủy trị liệu giúp thư giãn, giảm trương lực cơ, đồng thời tăng khả năng thực hiện các động tác có ý thức. Thời gian trị liệu 20-30 phút/lần trị liệu.

Huấn luyện giao tiếp và ngôn ngữ

Tác dụng nhằm giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp và vận động ngôn ngữ, đồng thời xây dựng mối quan hệ với mọi người, huấn luyện cho trẻ khả năng tự lập.

  • Kỹ năng tập trung và bắt chước.
  • Kỹ năng hiểu ngôn ngữ, biết diễn đạt bằng ngôn ngữ.