Search
Thứ Hai 25 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Những triệu chứng của bệnh suy tim sung huyết là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Chứng bệnh suy tim sung huyết chủ yếu thường gặp ở người già, nó tiến triển triển âm thầm trong một thời gian dài cho đến khi tuổi gia thường bộc phát, vậy triệu chứng của bệnh là gì?

Những triệu chứng của bệnh suy tim sung huyết là gì?

Những triệu chứng của bệnh suy tim sung huyết là gì?

Nội dung bài viết

Suy tim sung huyết là bệnh gì?

Suy tim sung huyết xảy ra khi chức năng tim quá yếu, hậu quả là tim không thể bơm đủ lượng máu cần thiết đi nuôi cơ thể, lượng máu không được bơm đi sẽ bị ứ lại ở gan, phổi và các chi, gây biểu hiện khó thở, mệt mỏi, ho khan khi nằm tư thế đầu thấp.  

Nguyên nhân gây bệnh suy tim sung huyết là do đâu?

Suy tim sung huyết là bệnh thường gặp xảy ra ở những người bị dị tật tim bẩm sinh hoặc các bệnh lý tim mạch khác như: bệnh mạch vành, bệnh hẹp – hở van tim, tăng huyết áp,… Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên ở những người có lối sống không lành mạnh, bị tổn thương đến tim, bao gồm: Béo phì, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh tim, mạch vành, nhiễm trùng ở tim, suy thận, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…

Triệu chứng thường gặp của bệnh suy tim sung huyết là gì?

Một số triệu chứng thường gặp của suy tim sung huyết bao gồm:

– Thở nông hoặc khó thở: người bị suy tim sung huyết sẽ cảm thấy khó thở khi nằm do ứ dịch tại phổi.

– Ho dai dẳng, không rõ nguyên nhân: ho liên tục dẫn tới ngủ không sâu giấc. Nếu ho ra chất nhầy có bọt màu hồng hoặc lẫn máu cần sớm đi khám bác sĩ bởi đó có thể là dấu hiệu phù phổi cấp.

– Sưng phù chân, mắt cá chân, gót chân, bụng, tay: Tình trạng phù có thể tồi tệ hơn theo thời gian hoặc sau khi vận động.

– Cảm giác mệt mỏi: có thể xảy ra thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi.

– Buồn nôn: thường đi kèm cảm giác chán ăn.

– Cảm giác choáng váng hoặc chóng mặt: thường gồm cả cảm giác ngứa râm ran và tê cóng các chi do thiếu máu cung cấp tới các cơ quan.

– Lượng dịch trong cơ thể tích tụ lại làm tình trạng sưng viêm trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân cảm thấy khó di chuyển, thậm chí là hình thành các cục máu đông ở chân. Đồng thời, người bệnh cũng có cảm giác khó thở kéo dài do khó trao đổi khí oxy và carbonic.

– Trẻ bị suy tim sung huyết có thể chậm phát triển thể chất, sút cân, thể trạng dần dần bị suy kiệt.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng 2019

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng 2019

Điều trị suy tim sung huyết như thế nào?

Theo các chuyên gia giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Mục tiêu trong điều trị suy tim sung huyết là làm giảm triệu chứng, giảm tần suất nhập viện và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, suy tim sung huyết cần phối hợp nhiều phương pháp mới có thể đạt được hiệu quả cao trong điều trị: 

Điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh:

Chế độ ăn và tập luyện là yêu cầu cần có của những người mắc bệnh tim mạch nói chung, không chỉ riêng suy tim sung huyết. Duy trì cân nặng hợp lý kết hợp cùng chế độ tập luyện, thể dục thể thao từ 30-45 phút mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sức khoẻ. Nên bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, tập dưỡng sinh… Kết hợp cùng với chế độ ăn tăng cường chất xơ, giảm lượng muối và dầu mỡ nguồn gốc động vật, các loại thịt đỏ; kiêng rượu bia, đồ uống có cồn và sử dụng chất kích thích; tránh căng thẳng, làm việc quá sức. Người bệnh nên nhờ đến sự giúp đỡ từ gia đình, người thân đặc biệt trong việc hỗ trợ thay đổi thói quen sinh hoạt.

Thuốc điều trị suy tim sung huyết:

Tuỳ từng triệu chứng mà người bệnh gặp phải và nguyên nhân gây suy tim mà sẽ dùng những nhóm thuốc, loại thuốc phù hợp như sau:

– Các thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu làm giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông. Tuy nhiên cần lưu ý tới tác dụng phụ là gây chảy máu kéo dài khi dùng thuốc.

– Các thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (chẹn ECA), chẹn Beta giao cảm và thuốc chẹn kênh Calci giúp làm giãn mạch, giảm nhịp tim giúp làm giảm gánh nặng cho tim

– Các thuốc lợi tiểu giúp làm giảm khối lượng tuần hoàn, loại bỏ bớt dịch thừa trong cơ thể. Đồng thời giúp giảm nhẹ tình trạng phù và khó thở cho người bệnh.

– Các thuốc giãn mạch giúp mở rộng lòng mạch, tăng đưa máu đến các cơ quan , cải thiện tình trạng đau thắt ngực, cung cấp đủ nhu cầu oxy cho hoạt động sống của cơ thể…

Phương pháp can thiệp hay phẫu thuật:

Nếu việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật hoặc can thiệp. Tuỳ từng nguyên nhân gây suy tim mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau:

– Nếu là suy tim sung huyết là do tắc hẹp mạch vành gây nên có thể sẽ được chỉ định đặt ống nong mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu để cải thiện tuần hoàn mạch vành.

– Suy tim sung huyết do hẹp – hở van tim, có thể sẽ được chỉ định nong van hay sửa van hoặc phẫu thuật thay van tim để giúp van mở và đóng bình thường trở lại….

Cuối cùng khi chức năng tim quá yếu, các phương pháp điều trị nội khoa, can thiệp hay phẫu thuật trị từ nguyên nhân đều không hiệu quả hoặc không thể tiến hành, không còn cách là ghép tim để cứu sống người bệnh.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa