Sỏi mật, polyp túi mật, xơ viêm đường mật có thể gây tắc đường mật và dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm đường mật, nhiễm trùng huyết….
- Bệnh sỏi sắc tố mật do những yếu tố nào gây nên?
- Cùng tìm hiểu dấu hiệu của bệnh sỏi gan là gì để mọi người cùng tránh
- Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về tình trạng viêm túi mật
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị tắc đường mật?
Nội dung bài viết
Tắc đường mật là bệnh gì ?
Sỏi mật, polyp túi mật, tiểu xơ viêm đường mật có thể dẫn đến tắc nghẽn đường mật và gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng huyết. Nếu không sớm được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tử vong cho người bệnh. Phần lớn các trường hợp tắc nghẽn đường mật là do sỏi mật – bệnh có ở khoảng 20% người trên 65 tuổi tại Hoa Kỳ.
Nguyên nhân nào gây tắc đường mật là gì?
Dòng chảy của dịch mật bị ngăn chặn gây tắc nghẽn đường mật bởi một số yếu tố hay do bệnh lý gan mật như:
- Sỏi mật: là nguyên nhân chủ yếu gây tắc nghẽn đường mật, với khoảng 10% người bệnh có sỏi ở ống mật chủ.
- Xơ gan, viêm gan: gây xơ hóa, tắc hẹp đường mật trong gan, khiến dịch mật kém lưu thông và bị ứ trệ.
- U nang hay polyp ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan.
- Tiểu xơ viêm đường mật, ung thư đường mật.
- Phẫu thuật túi mật hay chấn thương vùng bụng gây hẹp ống dẫn mật.
- Sự lan khối u ở cơ quan lân cân (u tụy, u đường tiêu hóa) đến hệ thống mật.
- Trứng sán lá gan hay giun chui ống mật gây tắc nghẽn ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan.
Triệu chứng thường gặp của bệnh tắc đường mật là gì?
Khi đường mật bị tắc nghẽn, dịch mật sẽ tràn vào máu và đi vào các mao mạch dẫn đên các triệu chứng điển hình như: buồn nôn, nôn, ngứa,vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng đậm, sốt cao kèm theo ớn lạnh (do tắc mật kéo dài dẫn đến viêm đường mật).
Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:
- Đau hạ sườn phải (vùng bụng góc phần tư phía trên bên phải), tuy nhiên trường hợp bệnh ác tính đường mật lại không xuất hiện các cơn đau.
- Giảm cân, nổi hạch, đi ngòai ra máu: có thể bị tổn thương do các khổi u.
- Cổ trướng hoặc tuần hoàn bàng hệ: dấu hiệu của tắc mật trong gan, xơ gan ở mức độ trung bình đến nặng.
Có những phương pháp được áp dụng điều trị bệnh tắc đường mật
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị tắc đường mật?
Theo chuyên gia sức khỏe Nguyễn Thị Hồng giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Tắc nghẽn đường mật nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do vậy, khi xuất hiện 1 trong những triệu chứng điển hình của bệnh thì nên sớm khám tại chuyên khoa tiêu hóa ở bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
Khi điều trị, cần làm giảm sự tắc nghẽn và chống viêm, nhiễm khuẩn đường mật. Khi nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, người bệnh cần sớm được sử dụng kháng sinh để tránh nhiễm trùng lan đến vùng bụng hay vào máu.
Một số phương pháp được sử dụng trong điều trị:
– Phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng: cắt bỏ túi mật nếu do sỏi túi mật hoặc cơ thắt ống mật chủ nếu do sỏi mắc ở ống mật chủ.
– Nội soi hay khơi thông đường mật qua da: để mở rộng ống mật bị tắc hẹp do khối u, ung thư.
– Đặt stent đường mật: tắc mật do khối u tuyến tụy.
Tắc nghẽn đường mật có thể phòng ngừa khi nguyên nhân là do yếu tố ngoại cảnh như do kí sinh trùng bằng cách ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh và định kì tẩy giun 6 tháng một lần.
Tuy nhiên, chế độ ăn uống, luyện tập khoa học có thể giúp hạn chế tắc nghẽn đường mật nguyên phát do yếu tố bệnh lý:
– Người bệnh nên giảm ăn chất béo bão hòa, mỡ động vật và nên thay thế bằng dầu thực vật hay dầu cá. Nghiên cứu cho thấy chất béo không bão hòa có trong dầu cá, dầu olive…có thể làm giảm lượng cholesterol trong mật.
– Hạn chế ăn đường, thực phẩm ngọt như nước ngọt có gas, bánh kẹo…vì đường có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.
– Tăng cường rau xanh chẩt xơ vì nó chứa hàm lượng cao chất xơ có thể làm giảm nguy cơ sỏi mật.
– Thường xuyên vận động, tránh ngồi nhiều một chỗ, nên tăng cường luyện tập thể thao sẽ giúp tăng vận động đường mật, tăng lưu thông dịch mật và tăng cường sức khỏe toàn trạng.
Nguồn: Bệnh chuyên khoa