Search
Thứ Năm 28 Tháng Ba 2024
  • :
  • :

Đau thần kinh tọa nguyên nhân biểu hiện và cách phòng bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh đau thần kinh tọa là một bệnh phổ biến thường gặp ở người trưởng thành và người có tuổi. Bệnh nếu không được phát hiện, điều trị sớm và đúng thì có thể để lại những biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh, thậm chí tàn phế.

Đau thần kinh tọa nguyên nhân biểu hiện và cách phòng bệnh

Bệnh người cao tuổi – Đau thần kinh tọa

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa?

Đau thần kinh tọa chủ yếu là đau rễ thần kinh thắt lưng 5 và rễ thần kinh cùng 1. Đau  kinh tọa liên quan mật thiết với tủy sống. Về mặt cấu tạo, tủy sống nằm trong ống sống. Dọc theo cột sống, mỗi đoạn tủy sống có một đôi rễ thần kinh tương ứng đi ra khỏi ống sống. Đôi rễ thần kinh này có chức năng chi phối vận động và chi phối cảm giác của từng bộ phận của một cơ thể. Đôi rễ thần kinh của thắt lưng số 5 và cùng 1 được gọi là thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân xuất phát từ cột sống thắt lưng chiếm tỉ lệ cao hơn cả mà chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm gây nên đau thận kinh tọa chiếm tỉ lệ từ  60 – 90%.

Đĩa đệm là phần cấu trúc không xương nằm giữa 2 đốt sống, được cấu tạo bởi các sợi rất chắc bao bọc xung quanh và ở giữa là nhân nhầy. Khi lực tác động mạnh, đột ngột lên đĩa đệm, có thể làm cho các vòng sợi bị rách và nhân nhầy bị đẩy ra ngoài, chui vào ống sống hoặc chui vào vị trí thoát ra của rễ thần kinh thắt lưng số 5 và cùng 1 làm chèn ép rễ thần kinh và gây đau. Khi làm việc nặng, quá sức, sai tư thế, nhất là người cao tuổi, rất có thể bị tổn thương đĩa đệm. Vì vậy, tổn thương đĩa đệm thường xảy ra cấp tính.

Ở người cao tuổi, đau thần kinh toạ thường do thoái hóa đĩa đệm, bệnh thường xảy ra mạn tính và hay tái phát. Đau thần kinh tọa cũng có thể do có sự biến đổi bất thường ở đốt sống thắt lưng như: trượt đốt sống số 5 hoặc do thoái hóa đốt sống thắt lưng.

Đau thần kinh toạ thường do thoái hóa đĩa đệm

Đau thần kinh toạ thường do thoái hóa đĩa đệm

Đau thần kinh tọa cũng có thể do u xương sống, nhiễm khuẩn (lao cột sống, viêm do tụ cầu…), viêm khớp cùng chậu, ung thư ở cơ quan khác di căn đến… làm thu hẹp ống sống thắt lưng, chèn ép rễ thần kinh và có thể gây nên hội chứng đuôi ngựa.

Viêm cột sống dính khớp có thể gây nên đau thần kinh tọa, thường gặp ở tuổi trung niên (dưới 40 tuổi) biểu hiện là đau thắt lưng, mông và hạn chế vận động. Bệnh tiến triển âm ỉ, đau nhiều về đêm và buổi sáng thường có biểu hiện cứng khớp cột sống thắt lưng.

Ngoài ra người ta cũng thấy đau thần kinh tọa có thể có liên quan đến chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh tọa như bị gãy xương chậu hoặc tiêm trực tiếp vào thần kinh tọa hoặc do ảnh hưởng của một loại thuốc dầu được tiêm mông rồi thuốc khuếch tán đến thần kinh tọa.

Biểu hiện như thế nào?

Đau thần kinh tọa là đau dọc theo đường đi của dây thần kinh, vì đau thắt lưng, sau đó đau lan xuống mông. Nếu tổn thương ở đốt sống thắt lưng số 5, đau ở vùng thắt lưng, lan xuống mông, đến mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, rồi lan xuống mặt trước mắt ngoài mắt cá ngoài, mu bàn chân và vắt ngang qua ngón cái, đôi khi có cảm giác đau như kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm. Cơn đau thường tự nhiên, bột phát, liên tục nhưng có trường hợp đau cấp tính, dữ dội như dao đâm. Điển hình nhất của cơn đau là xuất hiện khi gắng sức cúi xuống để nâng một vật nặng bỗng thấy đau nhói ở thắt lưng bắt buộc phải ngừng công việc, nhưng sau một vài giờ tuy không làm việc nặng nữa nhưng lưng vẫn bị đau và có trường hợp vài ba ngày sau đó lưng vẫn còn tiếp tục đau. Tính chất đau tăng lên khi ho, hắt xì hơi hoặc lúc rặn để đại, tiểu tiện. Cơn đau có thể giảm khi nằm nghỉ nhất là được nằm trên mặt giường cứng.

Phòng bệnh chuyên khoa - Đau thần kinh tọa

Phòng bệnh chuyên khoa – Đau thần kinh tọa

Phòng bệnh đau thần kinh tọa?

Ở độ tuổi ngoài 30 nên có sự theo dõi mật độ xương định kỳ để nhằm phát hiện sớm hiện tượng loãng xương gây thoái hóa khớp, đặc biệt là những người lao động chân tay cũng như những trường hợp có công việc đặc thù phải ngồi lâu nhiều giờ trong một ngày và kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Hàng ngày nên tập thể dục đều đặn để khí huyết lưu thông thuận lợi cho việc nuôi dưỡng các cơ quan và các khớp xương. Cần có các động tác tập các khớp xương thích hợp, nhẹ nhàng, uyển chuyển (tập thể dục buổi sáng, bơi). Những người phải thường xuyên mang vác nặng cần thao tác đúng tư thế tránh để xảy ra hiện tượng chấn thương lồi đĩa đệm hoặc trật, trượt khớp đốt sống.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn