Search
Thứ Sáu 19 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em được các bà mẹ quan tâm khi tỷ lệ trẻ mắc ngày càng gia tăng và tiểm ẩn nguy hiểm chuyển thành ung thư thực quản.

Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Bệnh trào ngược dạ dày là bệnh khá phổ biến hiện nay với mức độ ngày càng gia tăng. Bệnh chuyên khoa trào ngược dạ dày nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến niêm mạc thực quản biến đổi và có thể chuyển thành ung thư thực quản. Nhiều trường hợp theo chia sẻ của những bác sĩ Lê Trọng Phương – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur do khi đi khám không được chẩn đoán bệnh chính xác khiến bệnh ngày càng trở nặng và phải điều trị lâu dài. Đặc biệt đối với trẻ em do cha mẹ còn thiếu kiến thức về bệnh chuyên khoa nhưng vẫn tự chữa cho trẻ, đến khi bệnh trở nặng mới đưa đến bệnh viện.

Theo thống kê trên các trang mạng, bệnh trào ngược dạ dày hay gặp nhất ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 4 tháng tuổi, tuy nhiên 60% các trẻ giảm triệu chứng khi trên 6 tháng và có tới 90% trẻ hết hẳn triệu chứng khi chúng được 8- 10 tháng tuổi. Bằng kinh nghiệm sau chuyến thực tập tại bệnh viện của một sinh viên Cao đẳng Y học Cổ truyền cho biết,  bệnh trào ngược dạ dày thực ở trẻ em khó phát hiện hơn so với người lớn. Những biểu hiện mà trẻ mắc khi bị trào ngược dạ dày đó là: khóc thét khi đang nằm ngủ, ngủ ít, khó nuốt, thường xuyên viêm mũi xoang, viêm tai, lười ăn, thở mùi axit, ỉa phân lỏng hoặc táo bón, nang phổi bẩm sinh. Đây cũng là nguyên nhân có thể gây đột tử ở trẻ đẻ non. Vậy nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em do đâu?

Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Theo lý giải của những bác sĩ chuyên khoa, thay vì đi theo chiều tự nhiên từ thực quản xuống dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh xảy ra khi thức ăn của trẻ đi ngược từ dạ dày lên thực quản. Tùy thuộc vào thể trạng của bé mà các các bác sĩ có thể đánh giá mức độ bệnh đang ở mức nào và đây cũng là cách giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh ở trẻ nhỏ.

Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn: Đây là một nguyên nhân phổ biến hiện nay bởi giai đoạn này, dạ dày của trẻ nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn, các cơ thắt ở hai đầu dạ dày vốn chỉ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng kín lại khi dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn nhưng do hoạt động chưa ổn định mà nhiều khi đáng lẽ ra phải đóng kín thì nó lại hở ra khiến thức ăn trào ra và đi ngược lên trên.

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định: Cũng giống như dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn, trong giai đoạn này dạ dày trẻ nằm ngang và cao hơn so với người trưởng thành, cơ chế đóng mở của cơ thắt 2 đầu dạ dày chưa đều nên thức ăn dễ bị trào ngược và lên phần thực quản. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến mà các nhân viên y tế từng học Cao đẳng Xét nghiệm truyền tai nhau.

Tư thế cho trẻ bú chưa đúng: Đây là một trong những điều mà các giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội luôn nhắc nhở đến sinh viên của mình do các mẹ thường hay nằm cho con bú, nhất là ban đêm. Với tư thế đó, trẻ dễ nôn trớ hơn do lúc này dạ dày nằm ngang khiến sữa dễ trào ra ngoài.

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm như sặc sữa, thức ăn qua mũi, nôn ra máu khiến trẻ có hiện tượng sợ bú, lười ăn,…ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và rất khó để tăng cân. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh cũng khiến các bé mắc một số vấn đề về hô hấp như nghẹt thở, tím tái, thờ khò khè, thậm chí nguy hiểm hơn là ngưng thở. Do vậy, các mẹ cần hết sức chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Việc xác định nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em là một trong những cách giúp các bác sĩ dễ dàng điều trị. Đồng thời nhờ những nguyên nhân được các chuyên gia xác định, các mẹ có con chưa bị bệnh có thể phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do cơ thể của trẻ còn nhiều vấn đề chưa hoàn thiện như người lớn nên các mẹ cần chú ý và đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất để ngăn ngừa những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Nguồn: Điểm chuẩn Cao đẳng Dược Hà Nội