Search
Thứ Sáu 19 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Khàn tiếng – dấu hiệu của bệnh lý u ác tính?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Khàn tiếng là hiện tượng rất thường gặp nên nhiều người coi thường, tuy nhiên các chuyên gia bệnh chuyên khoa cảnh báo đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý u ác tính.

Khàn tiếng - dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ác tính

Khàn tiếng – dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ác tính

Khàn tiếng là tình trạng thay đổi âm sắc giọng nói làm cho người bệnh mất tiếng, nói không được, hụt hơi, nhanh mệt, có khi mất hẳn giọng nói. Tình trạng này rất thường gặp, đặc biệt ở những người  hay phải nói nhiều, tuy nhiên nhiều người lại chủ quan với dấu hiệu này. Bác sĩ đa khoa Phạm Thị Việt Phương, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Pasteur cho biết, trong một số trường hợp nhất định thì khàn tiếng có thể là dấu hiệu của bệnh lý ác tính.

Những người thường xuyên bị khàn tiếng.

Khàn tiếng là bệnh thường gặp ở những người có công việc hoặc thói quen hàng ngày phải nói to, nói nhiều như ca sĩ, giáo viên, diễn viên, nghệ sĩ kịch, cải lương… do phát ra âm thanh nhiều, nếu quá mức sẽ gây ra tổn thương dây thanh quản dẫn đến tình trạng khản tiếng, mất tiếng.

Ngoài ra khàn tiếng cũng xảy ra ở một số đối tượng khác như:

  • Những người sử dụng nhiều chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá..
  • Những người bị viêm dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản… cũng thường hay bị khàn tiếng do dịch acid trào ngược làm viêm nề, xung huyết thanh quản gây ra khàn tiếng.
  • Những người mắc các bệnh về đường hô hấp kéo dài như: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang… làm cho dây thanh bị viêm nề, xung huyết gây khàn tiếng.
  • Khàn tiếng là triệu chứng hay gặp ở những người bị bệnh lý thực thể tại dây thanh như: Hạt xơ, polyp, u nang, rãnh dây thanh…

Khàn tiếng là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh lý u ác tính

Theo chuyên trang Hỏi đáp bệnh học, Khàn tiếng có thể là dấu hiệu sớm của một số bệnh lý u ác tính như: ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp, ung thư trung thất… Các bệnh lý ác tính này thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng, đến khi bệnh ảnh hưởng đến cấu trúc hay sự di động của thanh quản thì mới biểu hiện ra bằng khàn tiếng.

Dấu hiệu khàn tiếng này có thể kéo dài nhiều tháng rồi mới xuất hiện các dấu hiệu khác như: Khó thở, ho máu, nuốt đau… giống như trong bệnh ung thư tuyến giáp, ung thư trung thất, ung thư đỉnh phổi… Nhiều người bị bệnh mà không hề hay biết gì cho đến khi bị khàn tiếng đi khám mới phát hiện ra bị ung thư gây liệt một bên cơ quan phát âm.

Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo, Khàn tiếng ở những bệnh nhân có các bệnh lý u ác tính này thường có đặc điểm chung là khàn tiếng liên tục, uống thuốc mãi không hết khàn tiếng, mà khàn tiếng lại ngày càng tăng thêm, nói nhanh mệt, hụt hơi, nói không ra tiếng.

Khàn tiếng cảnh báo ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản có biểu hiện đầu tiên là khàn tiếng

Điều trị khàn tiếng như thế nào?

Để điều trị khàn tiếng các bác sĩ cần căn cứ vào nguyên nhân gây ra mà tư vấn cụ thể cho từng người bệnh.

Những người bị khàn tiếng trước hết cần hạn chế nói, nghỉ ngơi, uống đủ nước hàng ngày, giữ ấm cơ thể. Khi có viêm nhiễm đường hô hấp trên cần đi khám bác sĩ để bác sĩ cho thuốc điều trị nếu cần như: giảm viêm, loãng đờm, chống phù nề…

Khi có ho, nhiều đờm cần đằng hắng nhẹ nhàng, hạn chế khạc nhổ mạnh làm tăng sự phù nề của thanh quản.

Tập hít thở sâu hàng ngày.

Nếu khàn tiếng dùng thuốc không đỡ bệnh nhân cần được nội soi thanh quản bằng ống soi mềm hoặc optic 70 độ để đánh giá tổn thương tại thanh quản.

Uống đủ nước hàng ngày để phòng ngừa khàn tiếng

Uống đủ nước hàng ngày để phòng ngừa khàn tiếng

Trong trường hợp có các tổn thương lành tính như: Hạt xơ, u nang, polyp… người bệnh sẽ được tư vấn làm phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản để lấy bỏ tổn thương. Bác sĩ Phương, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết, đây là phẫu thuật nhẹ nhàng, đơn giản không phải nằm viện lâu ngày.

Trong trường hợp có những tổn thương ác tính như: Ung thư thanh quản, ung hư hạ họng, ung thư thực quản, ung thư tuyến giáp, ung thư trung thất, ung thư phổi…người bệnh sẽ được tư vấn kiểm tra sâu thêm để đánh giá tình trạng và tìm phương pháp điều trị kịp thời và sớm nhất.

Lưu ý khi bị khàn tiếng bệnh nhân nên thực hiện theo các hướng dẫn như trên và nên đi đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng bệnh.

Đặc biệt cần chú ý khi bị khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần, mặc dù đã được khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên được khám lại bởi các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để chẩn đoán chính xác bệnh, tránh bỏ sót tổn thương u ác tính…

Nguồn: Benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp.