Search
Thứ Ba 19 Tháng Ba 2024
  • :
  • :

Dấu hiệu nhận biết và các dạng của chứng bệnh đột quỵ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Chứng bệnh đột quỵ là dạng bệnh khá phổ biến đối với nhóm người cao tuổi. Vì đây là căn bệnh khá nguy hiểm nên bạn cần hiểu và nắm rõ nhưng lưu ý sau:

Đột quỵ là căn bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay

Đột quỵ là căn bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay

Đột quỵ hay còn tên gọi khác là tai biến mạch máu não. Đây là căn bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay. Bệnh này xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột quỵ và ngừng trệ, khiến các tế bào não bị mất máu nhanh chóng dẫn đến tổn thương, tàn tật hoặc tử vong. Đột quỵ có hai dạng là nhồi máu não hoặc chảy máu não…

Dấu hiệu nhận biết chứng đột quỵ

Các triệu chứng ban đầu của đột qụy có thể xảy ra đột ngột với các dấu hiệu như:

  • Khó nói.
  • Khó hiểu hoặc lúng túng, đặc biệt với những công việc đơn giản.
  • Khó khăn về cơ bắp, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.
  • Tê liệt, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.
  • Đau đầu nghiêm trọng.
  • Tầm nhìn suy giảm (ở một hoặc cả hai mắt).
  • Khó nuốt.
  • Méo một bên mặt.

Một giảng viên tại trường Cao đẳng Dược cho biết: Một xét nghiệm có tên F.A.S.T. ra đời năm 1998 để giúp nhận biết nhanh chóng cơn đột quỵ. Các chữ viết tắt của cụm từ này là để chỉ các dấu hiệu cụ thể của cơ thể:

  • F có nghĩa là mặt (face), theo đó nếu một bên mặt bị méo, đó là dấu hiệu của một cơn đột quỵ.
  • A (arms) nghĩa là cánh tay, nếu một hoặc hai tay không thể hoạt động được hoặc không nâng lên được.
  • S có nghĩa là lười nói (speech): nói ngọng hay khó phát âm các câu đơn giản.
  • T có nghĩa là thời gian (time): nếu xuất hiện 3 dấu hiệu FAS nói trên, thì cấp cứu nên được thực hiện tức thì, điều này cho thấy, thời gian là vô cùng quan trọng.

Trong xét nghiệm F.A.S.T, chữ T còn có nghĩa là não bị đột quỵ càng lâu (thường là do cục máu đông) thì tổn thương não càng lớn. Đối với nhiều người, thời gian để chẩn đoán và điều trị cục máu đông thường trong vòng 3 giờ (đôi khi dài hơn chút nữa). Một số bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, việc sử dụng thuốc chống đông máu sẽ có tác dụng làm tan cục máu đông và khôi phục lưu lượng máu. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có đều đủ tiêu chuẩn điều trị phương pháp này. Ngoài ra, cũng có một số rủi ro như chảy máu liên quan đến điều trị nên đột qụy thường là nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật lâu dài ở con người.

Đột quỵ có hai dạng là nhồi máu não hoặc chảy máu não

Đột quỵ có hai dạng là nhồi máu não hoặc chảy máu não

Các dạng bệnh đột qụy

Một nghiên cứu Y khoa tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho thấy: Có hai loại đột qụy chính  là thiếu máu cục bộ và xuất huyết, vì thế việc điều trị cũng khác nhau, thường được chẩn đoán qua chụp cắt lớp CT (hoặc chụp MRI).

  • Đột qụy thiếu máu cục bộ (Ischemic Stroke): Qua chụp cắt lớp CT cho thấy chứng bệnh chuyên khoa này là dạng đột qụy do thiếu máu cục bộ, chiếm khoảng 80 – 90% số ca mắc bệnh. Đây là dạng đột qụy do cục máu đông, làm giảm hoặc ngừng lưu lượng máu tới não. Nó có thể xuất hiện ở nơi khác trong cơ thể và di chuyển lên mạch máu trong não, hoặc cục máu bắt nguồn ngay trong não bộ. Đột qụy thiếu máu cục bộ được chia thành hai loại phụ là đột quỵ huyết khối và đột quỵ do tắc mạch.

Đột qụy do huyết khối: gần một nửa số ca đột quỵ thuộc dạng này thường xuất hiện khi các cục máu đông hình thành trong não do một động mạch não bị bệnh hoặc bị tổn thương.

Đột quỵ do tắc mạch: cục máu đông cũng có thể gây ra chứng đột quỵ tắc mạch hay đột quỵ  do vật gây tắc nghẽn mạch máu. Trong trường hợp này, vật gây tắc nghẽn là cục máu đông được thành trong động mạch ở bên ngoài não. Thường bắt đầu trong tim sau đó đi vào não, bị mắc kẹt trong một động mạch của não, gây ra tai biến mạch máu não gần như tức thì.

  • Đột quỵ xuất huyết (Embolic Stroke): Qua hình ảnh MRI cho thấy khá rõ một cơn đột quỵ xuất huyết. Một mạch máu trong não bị vỡ, máu chảy vào não và do áp lực nó ép các mạch máu khác và các tế bào não, gây tổn thương não dẫn tới tử vong. Việc chảy máu não rất khó ngăn chặn nên rủi ro gây tử vong rất cao. Có hai dạng phụ của đột qụy xuất huyết là đội quỵ trong não và đột quỵ dưới màng mạng nhện. Đột quỵ trong não (Intracerebral) là cơn đột qụy do một mạch máu trong não bị vỡ, thủ phạm là do bệnh huyết áp cao. Còn đột quỵ dưới màng mạng nhện là chảy máu ngay lập tức xung quanh não ở vùng đầu gọi là không gian màng mạng nhện. Triệu chứng chính của đột qụy này là đau đầu đột ngột và trầm trọng. Nhiều yếu tố gây bệnh như chấn thương ở đầu, máu loãng, rối loạn chảy máu và chảy máu từ các mảng mạch máu gọi là dị dạng động mạch.
  • Đột qụy mini (TIA): Đột qụy mini (TIA) hay còn gọi là đột quỵ thoáng qua hoặc các cơn thiếu máu cục bộ tạm, là đột quỵ do tắc nghẽn tạm thời của các mạch máu trong não. TIA thường là dấu hiệu cảnh báo người trong cuộc có thể bị đột quỵ và cần được điều trị dự phòng. Triệu chứng của TIA bao gồm nhầm lẫn, suy yếu mệt mỏi, ngủ lịm, tê liệt, méo mặt và mất thị lực. Điều trị đột quỵ mini bao gồm thuốc, thay đổi cách sống, và có thể phẫu thuật để giảm nguy cơ đột qụy khác có thể xảy ra.