Search
Thứ Sáu 19 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Đái tháo đường có còn là căn bệnh nhà giàu?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Đái tháo đường hay bệnh tiểu đường hiện không còn giới hạn ở các nước giàu có, mà đã trở thành căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có nước ta, gây nhiều biến chứng nặng nề.

Đái tháo đường có còn là căn bệnh nhà giàu?

Đái tháo đường có còn là căn bệnh nhà giàu?

Căn bệnh nhà giàu – đái tháo đường hay là phổ biến?

Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư ở các nước phát triển và được xem là “đại dịch” ở các nước đang phát triển. Tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh. Theo một báo cáo của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế (IDF): Năm 1994 cả thế giới có 110 triệu người mắc đái tháo đường; năm 1995 có 135 triệu người, chiếm tỷ lệ 4,0% dân số toàn cầu; năm 2000 có 151 triệu người và năm 2017 có 425 triệu người (từ 20-79 tuổi) đang sống cùng đái tháo đường. Dự đoán con số này sẽ gia tăng tới khoảng 629 triệu người, hay nói cách khác có 1 người trong 10 người lớn sẽ mắc bệnh đái tháo đường vào năm 2045.

Đặc biệt trong vài thập niên trở lại đây, số người mắc bệnh đái tháo đường ở các quốc gia có thu nhập trung bình tăng lên rõ rệt, trong đó Việt Nam là nước thuộc nhóm có tỷ lệ tăng nhanh nhất. Trong năm 2017, Việt Nam có 3,53 triệu người mắc bệnh đái tháo đường tương đương 6% dân số trưởng thành. Cứ 8 người trưởng thành ở Việt Nam sẽ có một người bị tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường. Ngành y tế mới quản lý được 28,9% trong tổng số người bị đái tháo đường, còn 68,9% số người chưa được phát hiện và có tới hơn 71% số người chưa được điều trị.

Bệnh có tốc độ phát triển khác nhau phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường tăng nhanh ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển là do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, thói quen ăn uống, nhất là lối sống ít hoạt động thể lực. Tỷ lệ đái tháo đường typ 2 ở thành phố cao hơn nông thôn, miền núi. Trình độ văn hoá, kiến thức về vệ sinh ăn uống, tính hợp lý, khoa học trong lựa chọn chế độ ăn, ý thức về khả năng phòng bệnh… cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh.

Tiểu đường gây nên những biến chứng nguy hiểm

Tiểu đường gây nên những biến chứng nguy hiểm

Những dấu hiệu của người bệnh đái tháo đường ?

Theo chuyên gia Dược giảng dạy Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Người bệnh nên đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán khi thấy các triệu chứng sau: đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, cảm thấy khát và đói bụng cho dù vừa mới ăn xong, sụt cân nhanh mà không có nguyên do, mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, vết thương lâu lành, cảm giác đau nhức, tê tay chân…

Đái tháo đường có thể xảy đến với bất kỳ ai, tuy nhiên những người có yếu tố nguy cơ cao cần lưu ý bao gồm: Người lười vận động và bị béo phì, người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên, người bị tăng huyết áp, có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ, có thành viên trong gia đình bị đái tháo đường, phụ nữ bị đa nang buồng trứng, người bị rối loạn mỡ máu…

Xác định yếu tố nguy cơ giúp người bệnh sớm phòng tránh, chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường, đề phòng biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường?

Nếu không được điều trị tốt, đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong.

Biến chứng cấp tính do đường huyết tăng cao, có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu; hoặc do quá liều thuốc, insulin, nhịn đói, kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu… gây hạ đường huyết quá mức. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể hôn mê và thậm chí tử vong.

Biến chứng mạn tính như:

  • Biến chứng trên tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi.
  • Biến chứng trên mắt: Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực thậm chí mù lòa.
  • Biến chứng trên thận: Là biến chứng mạn tính thường gặp của đái tháo đường, gây suy thận. Cần chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc để duy trì cuộc sống.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa