Search
Thứ Sáu 29 Tháng Ba 2024
  • :
  • :

Cùng tìm hiểu dấu hiệu của bệnh sỏi gan là gì để mọi người cùng tránh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Sỏi gan khó điều trị, dễ tái phát, gây nên nhiều biến chứng và “bệnh sỏi gan có nguy hiểm không” cũng chính là thắc mắc chung của nhiều người mắc bệnh.

Cùng tìm hiểu dấu hiệu của bệnh sỏi gan là gì để mọi người cùng tránh

Cùng tìm hiểu dấu hiệu của bệnh sỏi gan là gì để mọi người cùng tránh

Nội dung bài viết

Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?

Trả lời:

Sỏi gan hay còn được gọi là sỏi đường mật trong gan, chính là những viên sỏi mật xuất hiện ở đường ống dẫn mật. Đa số sỏi trong gan là sỏi sắc tố, có thể hình thành trên nền xác giun hoặc trứng giun đũa.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi gan là do đâu?

Trả lời:

Sỏi trong gan phần lớn đều là sỏi sắc tố mật, được hình thành từ sự kết tụ của bilirubin. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm ký sinh trùng ở trong đường mật, có nhiều trường hợp tìm thấy cả xác giun đũa, thậm chí đôi khi còn có cả nhiều sán nhỏ bám chung quanh.

Bên cạnh đó, chức năng gan kém và sự ứ trệ dịch mật kéo dài cũng là những yếu tố thuận lợi để thúc đẩy sự hình thành và phát triển của sỏi gan.

Bệnh sỏi gan có những biến chứng thường gặp nào?

Trả lời:

Sỏi gan là bệnh khá nguy hiểm bởi nó có thể gây nên nhiều biến chứng như: tổn thương đường mật, viêm đường mật, vàng da tắc mật, xơ gan… Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi gan là nhiễm khuẩn huyết với những biểu hiện trầm trọng như: sốt cao, rét run, nhiễm khuẩn và tắc mật nặng, rối loạn huyết động.

Ngoài ra, sỏi ở đường mật trong gan lâu ngày sẽ gây viêm đường mật, tổn thương nhu mô gan, hình thành nên nhiều tổ chức mô xơ xâm lấn, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến xơ gan. Đặc biệt, sỏi gan rất dễ tái phát, thậm chí có nhiều người bệnh đã phẫu thuật nhiều lần nhưng chỉ một thời gian ngắn sỏi lại tái phát, đây cũng một vấn đề nan giải trong điều trị sỏi gan.

Dấu hiệu thường gặp của bệnh sỏi gan là gì? Thời điểm tốt nhất để phẫu thuật sỏi gan là khi nào?

Trả lời:

Theo chuyên gia sức khỏe – Giảng viên Nguyễn Thị Hồng giảng dạy Liên thông Cao đẳng Dược cho biết: Những triệu chứng của sỏi gan có thể xuất hiện khá sớm, ngay cả khi kích thước sỏi không lớn. Người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiệu ban đầu không rõ ràng như đầy bụng, chậm tiêu sau ăn, đau nhẹ hoặc thấy khó chịu vùng hạ sườn phải.

Người bệnh sỏi gan thường có 3 dấu hiệu khá điển hình (tam chứng Charcot):

  • Đau bụng dữ dội thành từng cơn (đau quặn) do sự di chuyển của sỏi trong đường mật. Cơn đau khởi phát ở vùng hạ sườn phải, đôi khi lan sang vai phải hoặc ra sau lưng. Cũng có những trường hợp chỉ đau âm ỉ hoặc tức vùng hạ sườn phải, vùng thượng vị.
  • Kèm với đau, người bệnh có thể bị sốt và rét run.
  • Cuối cùng là biểu hiện tắc mật với các triệu chứng vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu.

Lưu ý những dấu hiệu thường gặp của bệnh sỏi gan để điều bệnh kịp thời

Lưu ý những dấu hiệu thường gặp của bệnh sỏi gan để điều bệnh kịp thời

Nếu người bệnh có một trong những biểu hiện như trên thì nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra. Biện pháp đơn giản nhất để phát hiện sỏi gan là siêu âm, phương pháp này có thể giúp phát hiện ra sỏi gan với tỷ lệ chính xác lên đến 70 – 80%.

Về điều trị sỏi đường mật trong gan có 2 lựa chọn: điều trị ngoại khoa hoặc nội khoa. Nếu sỏi gan kích thước khá nhỏ (dưới 5 mm), chưa có triệu chứng gì thì chỉ cần theo dõi vì sỏi có khả năng di chuyển theo dòng chảy dịch mật xuống tá tràng. Nhưng nếu sỏi kích thước lớn, thường xuyên gây đau và nhiều triệu chứng khác thì sẽ được chỉ định mổ hoặc can thiệp lấy sỏi sớm.

Hiện nay, có nhiều phương pháp phối hợp trong điều trị sỏi gan như: mổ nội soi lấy sỏi, mổ hở lấy sỏi, tán sỏi bằng sóng điện từ, tia laser, đặt stent nong đường mật hẹp,… Đặc biệt, khoảng 15% trường hợp người bệnh mắc sỏi gan buộc phải phẫu thuật cắt một phần gan khi các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả.

Chúng ta nên làm gì để phòng tránh bệnh sỏi gan?

Trả lời:

Sỏi gan là bệnh rất khó điều trị triệt để, tỷ lệ sót sỏi và tái phát khá cao. Cũng như nhiều bệnh lý khác, ngoài điều trị thì cách phòng ngừa bệnh cũng rất quan trọng. Người bệnh sỏi gan cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý:

  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn rau sống, hải sản sống.
  • Hạn chế ăn dầu mỡ, cholesterol, nội tạng động vật…
  • Tẩy giun định kỳ để giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường mật do giun
  • Tập thể dục thường xuyên với nhiều môn như đi bộ, tập yoga, đạp xe, chạy bộ…

Ngoài ra, với trường hợp sỏi gan được điều trị bảo tồn hoặc không lấy hết sỏi hoặc dự phòng tái phát sỏi sau mổ thì sử dụng thêm những loại thảo dược giúp nhuận gan, lợi mật, hỗ trợ bài sỏi như: Uất kim, Chi tử, Diệp hạ châu, Nhân trần… cũng rất hữu ích cho người bệnh.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa