Search
Thứ Tư 24 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Cần lưu ý những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị zona thần kinh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bên cạnh việc điều trị và uống thuốc theo đơn của bác sĩ thì chế độ ăn uống lành mạnh góp phần phòng ngừa cũng như giúp mau lành bệnh hơn.

Cần lưu ý những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị zona thần kinh
Cần lưu ý những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị zona thần kinh

Zona thần kinh là chứng bệnh gì?

Theo các chuyên gia về sức khỏe tại Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Zona thần kinh được gây ra bởi virus Vacirella Zoster, loại virus cũng gây nên bệnh thủy đậu. Bệnh xuất hiện với những triệu chứng sốt, đau rát da tại các vị trí mà virus xâm nhập, da có tình trạng mụn nước. Zona thần kinh là loại căn bệnh gây nên tình trạng đau đớn, mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh.

Bệnh nhân bị zona thần kinh ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tuyệt đối không cạo, gãi, chà xát chanh….vào các vùng bệnh bị ngứa nếu không muốn làm da bị tổn thương sâu hơn, lan rộng, gây nên nhiễm trùng và lở loét. Người bệnh có thể tắm rửa hàng ngày nhưng không chà xát xà phòng trực tiếp lên các vùng da bị bệnh.

Ngoài ra, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng như kiêng kị các thực phẩm nên tránh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả bệnh.

Khi bị zona thần kinh bệnh nhân cần tránh ăn những thực phẩm nào?

Người mắc bệnh zona thần kinh cần kiêng ăn những loại thực phẩm sau:

  • Rượu, bia

Các loại đồ uống có chứa cồn ngăn chặn hệ thống miễn dịch và khiến cho virus zona lây lan nhanh chóng hơn.

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Những loại thực phẩm này khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng, đồng thời những vết thương cũng sẽ lâu lành hơn. Do đó, người bệnh nên kiêng ăn những thực phẩm chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ.

  • Thực phẩm giàu Arginine

Arginine là loại axit amin thúc đẩy sự phát triển virus gây nên bệnh zona. Vì thế trong quá trình điều trị, người bệnh cần tránh ăn các loại thực phẩm giàu Arginine như lúa mì, yến mạch, bánh mì trắng, chocolate, dừa, các sản phẩm chế biến từ đậu nành.

  • Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế là loại thực phẩm chứa nhiều đường mà cơ thể khá dễ dàng hấp thụ, làm tăng nguy cơ đột biến lượng đường ở trong máu. Đồng thời lượng đường này có thể liên kết với các chất lỏng, rối loạn điện giải, gia tăng nguy cơ bệnh nhiễm trùng, làm các vết thương bị gây ra bởi virus zona lâu lành hơn.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng

Cần bổ sung những thực phẩm nào để nhanh hết bệnh?

Song song với các loại thực phẩm cần nên tránh, người bệnh Zona cũng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chất Lysine, vitamin C, vitamin B6, B12,…

  • Thực phẩm giàu Lysine

Bạn có dễ dàng tìm thấy chúng trong các loại sản phẩm như phô mai, cá ngừ, tôm, đậu nành, hạt bí ngô …để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm sự tăng trưởng của virus. Lượng Lysine cần cung cấp là 1.250mg/ngày.

  • Thực phẩm giàu vitamin C và chứa kẽm

Nên khuyến khích người bệnh ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, kẽm như các loại rau quả màu xanh lá, cam, dâu tây, khoai tây, ớt…Và những loại thịt đỏ cũng là nguồn thực phẩm tốt cho người bị zona.

  • Cam thảo

Cam thảo là một vị thuốc với công dụng chống virus, kháng viêm được sử dụng để chữa trị các loại bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp. Do đó đây cũng là vị thuốc tốt cho việc phòng ngừa sự tấn công của zona.

  • Các loại vitamin B6, B12

Khi bị zona người bệnh nên bổ sung 3 lần/ngày loại vitamin B6. Hoặc bổ sung vào những bữa ăn hàng ngày với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B6, B12 như chuối, khoai lang, sò, cá ngừ, sữa chua, sữa… để củng cố thêm hệ miễn dịch cho cơ thể, đẩy lùi các chứng bệnh zona thần kinh và ngăn chặn bệnh hữu hiệu hơn.

  • Tỏi

Tỏi nằm trong top thực phẩm chuyên dùng để chữa các loại bệnh nhiễm trùng cũng như zona thần kinh. Tỏi có tính sát khuẩn tốt giúp làm dịu các nốt zona khi bôi trực tiếp. Người bệnh có thể kết hợp ăn tỏi và bôi trực tiếp để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Trong quá trình điều trị nếu bệnh xuất hiện những triệu chứng tồi tệ hơn hay xuất hiện thêm các triệu chứng mới, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra và xử lý kịp thời.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa